Tây Sơn tạo lập nền tảng, tăng sức thu hút đầu tư

Thứ bảy - 02/09/2023 09:23
Để hiện thực hóa khát vọng trở thành một trong những địa phương có sức thu hút đầu tư lớn nhất tỉnh, huyện Tây Sơn đang nỗ lực triển khai công tác này ở quy mô lớn nhất từ trước đến nay, cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Một góc đô thị thị trấn Phú Phong bên dòng sông Côn. Ảnh: NGUYỄN DŨNG
Một góc đô thị thị trấn Phú Phong bên dòng sông Côn. Ảnh: NGUYỄN DŨNG

Từ năm 2021, công tác xúc tiến đầu tư tiếp tục được huyện Tây Sơn chú trọng. Kết quả, đến nay huyện đã kêu gọi được 39 dự án đầu tư vào các cụm công nghiệp (CCN) và điểm sản xuất tập trung, tổng mức đầu tư các dự án trên 4.272 tỷ đồng, trong đó riêng 3 dự án lớn nhất đã chiếm 3.320 tỷ đồng.
Ông Phan Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, cho biết: Huyện luôn chủ động đề xuất, sẵn sàng mọi phương án đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư với mong muốn “không bỏ lỡ” và tăng thêm cơ hội tạo việc làm cho người lao động. Huyện cũng không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy tối đa thế mạnh của DN đầu tư tại địa phương. UBND huyện đã khẩn trương triển khai lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch chung toàn huyện. Đây là căn cứ quan trọng để huyện cập nhật, công bố chính thức danh mục dự án kêu gọi vốn đầu tư ngoài ngân sách trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và tổ chức xúc tiến kêu gọi đầu tư.
Gần đây UBND huyện đã linh hoạt quảng bá, tích cực giới thiệu để kêu gọi đầu tư 5 dự án thuộc lĩnh vực du lịch, thương mại gồm: Khu thương mại dịch vụ tại khu dân cư phía Nam QL 19, thị trấn Phú Phong, diện tích 0,6 ha; Trung tâm dịch vụ thương mại Bình Nghi, xã Bình Nghi, diện tích 0,7 ha; dự án Khu du lịch Thác Đổ, xã Vĩnh An, diện tích 50 ha; dự án Khu du lịch sinh thái và nhà ở Văn Phong, xã Tây Giang và Bình Tường, diện tích 70 ha; dự án Khách sạn cao cấp Phú Phong, thị trấn Phú Phong, diện tích 0,7 ha. Ngoài ra, huyện tổ chức mời gọi đầu tư các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục, TDTT là dự án Sân golf tại xã Tây Phú, diện tích 89 ha; dự án Trường Trung cấp giáo dục nghề nghiệp, xã Bình Nghi, diện tích 2,4 ha. UBND huyện cũng chỉ đạo các ngành chức năng tiến hành giao mốc giới ngoài thực địa cho 4 dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư.
“Điểm son” ở huyện Tây Sơn được nhiều DN đánh giá cao là huyện luôn sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ DN, hộ sản xuất kinh doanh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh.     

Phát triển đồng bộ 4 trụ cột tăng trưởng

Bí thư Huyện ủy Tây Sơn LÊ BÌNH THANH

* Là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế, trong nửa đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện Tây Sơn đã thu hút đầu tư khá thành công. Bà có thể cho biết điều này xuất phát từ đâu?
- Để làm được như thế, hơn 2 năm qua, huyện Tây Sơn từng bước nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, tạo thuận lợi đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển đồng bộ 4 trụ cột tăng trưởng: Công nghiệp, du lịch bền vững, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, mở rộng phát triển không gian đô thị. Để làm được việc đó, Huyện ủy Tây Sơn chỉ đạo tập trung phát triển hạ tầng KT-XH, làm tốt công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng, huy động được nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho giao thông, y tế, thủy lợi, giáo dục.
* Huyện Tây Sơn đã đề ra nhiều giải pháp, nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết XXI Đại hội Đảng bộ huyện…
- Huyện chú trọng đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư; nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới. Cùng với đó là đẩy mạnh phát triển du lịch, dịch vụ dựa trên lợi thế các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh; đẩy mạnh phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, dựa vào các sản phẩm có thế mạnh như rau an toàn VietGAP Thuận Nghĩa, bò thịt chất lượng cao, gà thả đồi, đậu phụng…

 

Kết quả thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu qua nửa nhiệm kỳ (2020 - 2025) Đại hội Đảng bộ huyện Tây Sơn
- Tốc độ tăng trưởng giá trị sản phẩm bình quân đạt 5,7%/năm (Nghị quyết 3,68%).
- Tỷ trọng cơ cấu kinh tế (theo giá trị sản phẩm): Nông, lâm nghiệp, thủy sản 31,38% - Công nghiệp - xây dựng 37,55% -
Thương mại - dịch vụ 31,06% (Nghị quyết 18% - 35% - 47%).
- Thu nhập bình quân đầu người đạt 42,45 triệu đồng/năm (Nghị quyết 75 triệu đồng/năm).
- Tăng thu ngân sách phát sinh bình quân 51,73%/năm (Nghị quyết 14%/năm).
- Giải quyết việc làm bình quân 2.336 lao động/năm (Nghị quyết 2.000 lao động/năm).
- Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế: 100% (Nghị quyết duy trì 100%).
- Giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều 1,93%/năm (Nghị quyết giảm 1,5 - 2%/năm).
- Đào tạo nghề cho 290,6 lao động nông thôn/năm (Nghị quyết 400 người/năm).
- Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 94,75% dân số (Nghị quyết 96%).

CÔNG HIẾU

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay1,807
  • Tháng hiện tại117,030
  • Tổng lượt truy cập5,813,518
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây