Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025

Thứ hai - 08/04/2024 16:16
Ngày 01/4/2024, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 86/KH-UBND về việc thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn huyện Tây Sơn

1. Phạm vi:
Kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025 được triển khai thực hiện trên phạm vi toàn huyện. Trong đó tập trung vào các lĩnh vực như: Di sản văn hóa; văn hóa cơ sở; nghệ thuật biểu diễn; mỹ thuật, triển lãm; thư viện; đào tạo; văn hóa dân tộc; văn hóa đối ngoại; công nghiệp văn hóa.
2. Đối tượng
- Các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn huyện đã được công nhận và xếp hạng.
- Di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài chòi; di sản văn hóa phi vật thể có giá trị tiêu biểu hoặc nguy cơ mai một.
- Các thiết chế văn hóa, thư viện, điểm vui chơi giải trí cho trẻ em; đội tuyên truyền lưu động.
- Đội ngũ văn nghệ sĩ, đội ngũ trí thức, nhân lực thực hiện công tác quản lý, bảo tồn và phát triển văn hóa trên địa bàn huyện.
- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
3. Nhiệm vụ và giải pháp
a) Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về vị trí, vai trò của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam và Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn huyện
- Tăng cường truyền thông về vị trí, vai trò của văn hóa, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa, Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943; Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước; Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021.
- Đẩy mạnh truyền thông, phổ biến sâu rộng về nội dung và các nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch thực hiện Chương trình tổng thể về phát triển văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2023 - 2025 đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, những người làm văn hóa, xác định rõ vai trò từng chủ thể trong thực hiện Kế hoạch.
b) Bảo tồn, phát huy bền vững các giá trị văn hóa của dân tộc
- Phối hợp thực hiện công tác quản lý, bảo quản, tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Tháp Chăm Dương Long và các di tích quốc gia, di tích cấp tỉnh trên địa bàn huyện. Tiếp tục bảo tồn và phát triển võ cổ truyền Tây Sơn.
- Nghiên cứu, triển khai các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Phát triển các ứng dụng trải nghiệm thực tế ảo, nghiên cứu khai thác những giá trị về nghệ thuật truyền thống trong các kho dữ liệu đang có.
- Hỗ trợ các hoạt động truyền dạy, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam được UNESCO công nhận, các di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một cao của địa phương.
c) Nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa
 - Tăng cường năng lực cơ sở vật chất, hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở, khu vui chơi, giải trí dành cho trẻ em, đặc biệt tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
- Triển khai xây dựng và phát triển thư viện số. Sử dụng hệ cơ sở dữ liệu dùng chung, cơ sở dữ liệu thư viện Việt Nam, tài nguyên thông tin mở và Trung tâm bảo quản tài nguyên thông tin số quốc gia, có khả năng liên thông với thư viện trong tỉnh và trong cả nước.
d) Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, nâng cao đời sống tinh thần, năng lực thẩm mỹ của Nhân dân
- Triển khai thực hiện hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị và chuẩn mực ứng xử của người Việt Nam; chuẩn mực về văn hóa trong công sở, của cán bộ, công chức, viên chức và cộng đồng; quy tắc ứng xử văn hóa, văn minh trong môi trường số.
- Triển khai không gian trải nghiệm sách đa phương tiện hiện đại phục vụ phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng tại thư viện huyện; đồng thời chú trọng đầu tư xây dựng, nâng cấp, thúc đẩy phát triển hoạt động thư viện cấp xã, nhằm tăng cường nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong Nhân dân.
- Xây dựng và triển khai các hoạt động giáo dục nghệ thuật, nâng cao năng lực thẩm mỹ cho thanh, thiếu niên của huyện, chương trình giáo dục nghệ thuật trong nhà trường.
- Thúc đẩy hoạt động, hỗ trợ nguồn lực, trang thiết bị cho đội tuyên truyền lưu động của huyện, nhằm biểu diễn phục vụ Nhân dân và vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.
đ) Phát triển đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và nguồn nhân lực quản lý, đào tạo, nghiên cứu khoa học chất lượng cao trong lĩnh vực văn hóa
- Thực hiện rà soát, đăng ký, cử cán bộ, công chức, viên chức phụ trách lĩnh vực văn hóa của huyện tham gia các chương trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ về bảo tồn và phát triển văn hóa.
- Lựa chọn những văn nghệ sĩ, nghệ nhân, trí thức trẻ có năng lực, khả năng sáng tạo để đào tạo dài hạn, tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao.
e) Phát triển các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật của Việt Nam có giá trị đỉnh cao về nghệ thuật và tư tưởng
- Triển khai thực hiện Bộ chỉ số văn hóa quốc gia vì sự phát triển bền vững và Bản đồ công nghiệp văn hoá. Tạo lập môi trường để liên kết, tương tác giữa các nghệ sĩ, người thực hành sáng tạo.
- Trợ giúp pháp lý, hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ thuộc các lĩnh vực văn hóa trong sản xuất, quảng bá, xúc tiến các dự án văn hóa, nghệ thuật có giá trị cao về nghệ thuật và tư tưởng.
g) Quảng bá hình ảnh quê hương, văn hóa và con người Tây Sơn đến bạn bè trong nước và quốc tế
Phối hợp, đăng cai tổ chức các hoạt động giao lưu, biểu diễn nghệ thuật truyền thống mang nét đặc trưng của Tây Sơn để giới thiệu đến bạn bè trong nước và quốc tế. Tổ chức các hoạt động truyền thông, xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng, các nền tảng số, mạng xã hội về quê hương, văn hóa, con người Tây Sơn, tiềm năng và thế mạnh của huyện, địa phương đến bạn bè trong tỉnh, ngoài tỉnh và quốc tế.
h) Huy động nguồn lực và quản lý thực hiện Chương trình
- Đa dạng hóa các nguồn lực để thực hiện Chương trình, trong đó ngân sách nhà nước đóng vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định. Ưu tiên tập trung nguồn lực từ ngân sách nhà nước bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm theo quy định của pháp luật về đầu tư công và ngân sách nhà nước; có cơ chế huy động các nguồn lực từ xã hội tham gia thực hiện Chương trình, gắn trách nhiệm của nhà đầu tư cơ sở hạ tầng đối với phát triển văn hóa.
 - Tăng cường huy động các nguồn lực khác như: Nguồn lực về đất đai, nguồn nhân lực chất lượng cao...; bảo đảm nguồn lực theo khả năng cân đối của ngân sách từng năm.
-  Thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo nghệ thuật của thế hệ trẻ để tạo ra các sản phẩm văn hóa, nghệ thuật phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0.
- Tăng cường theo dõi, đánh giá tiến độ, hiệu quả Kế hoạch, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quá trình triển khai thực hiện.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay2,130
  • Tháng hiện tại117,353
  • Tổng lượt truy cập5,813,841
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây