Quan điểm là phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật là khâu then chốt trong nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn huyện. Phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật phải gắn với việc thực hiện các chính sách về cán bộ, phù hợp với các yêu cầu của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới; Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Mục tiêu chung: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư cách đạo đức tốt, chuyên môn phù hợp, thành thạo kỹ năng nghề nghiệp, có cơ cấu hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch tạo động lực mới cho phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh.
Mục tiêu cụ thể: Tạo chuyển biến tích cực về nhận thức và trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cơ quan, đơn vị, địa phương đối với công tác tham mưu xây dựng pháp luật; tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác tham mưu xây dựng pháp luật. Đến năm 2027, đạt 100% đảm bảo thủ trưởng các phòng, ban, ngành huyện; chủ tịch UBND các xã, thị trấn trực tiếp chỉ đạo và tham mưu công tác xây dựng pháp luật. Đến năm 2027, đảm bảo ít nhất 70% và đến năm 2030, phấn đấu đạt 100% cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật được bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức, xây dựng pháp luật đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đến năm 2027 có 01 công chức và đến năm 2030 có 02 công chức có đủ kiến thức, năng lực vượt trội và kinh nghiệm để trở thành lực lượng nòng cốt bồi dưỡng, dẫn dắt, phát triển nguồn nhân lực tham mưu xây dựng pháp luật cho huyện.
Phạm vi: Triển khai thực hiện trong phạm vi các phòng, ban, ngành huyện và UBND các xã, thị trấn.
Đối tượng: Nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật gồm đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác nghiệp vụ tại các phòng, ban, ngành huyện và cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng văn bản QPPL tại UBND các xã, thị trấn.
Nhiệm vụ và giải pháp
1. Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc xây dựng, phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật.
a) Đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị, địa phương về tầm quan trọng của công tác tham mưu xây dựng pháp luật và trách nhiệm trong công tác xây dựng, phát triển đội ngũ này.
b) Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật; không để bị chi phối, tác động bởi các hành vi không lành mạnh nhằm cài cắm lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật.
c) Thủ trưởng các phòng, ban, ngành huyện; chủ tịch UBND các xã, thị trấn chỉ đạo trực tiếp công tác tham mưu xây dựng pháp luật.
d) Ưu tiên chọn cử cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng về kỹ năng xây dựng pháp luật phù hợp hoặc có kinh nghiệm trong công tác tham mưu xây dựng pháp luật để tham gia các Tổ soạn thảo văn bản QPPL.
đ) Tăng cường kỷ luật, kỷ cương, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật; không để xảy ra tình trạng đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong công tác xây dựng pháp luật.
2. Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền hoàn thiện quy định của pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức; quy định về thu hút, trọng dụng người có tài năng trong ngành, lĩnh vực góp phần đảm bảo chất lượng đầu vào của nguồn nhân lực trong công tác xây dựng pháp luật.
3. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật
a) Coi trọng chất lượng nhân sự làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật là một trong những đột phá để nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật.
b) Xây dựng, duy trì đội ngũ công chức có đủ kiến thức, năng lực vượt trội và kinh nghiệm trong công tác xây dựng pháp luật để trở thành lực lượng nòng cốt bồi dưỡng, dẫn dắt, phát triển nguồn nhân lực tham mưu xây dựng pháp luật tại các phòng, ban, ngành huyện và địa phương.
c) Đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức tham mưu xây dựng pháp luật, tăng cường kỹ năng nghề nghiệp, bản lĩnh chính trị.
4. Ứng dụng công nghệ số, công nghệ thông tin và các công nghệ khác của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong việc hỗ trợ xây dựng pháp luật
a) Cập nhật kịp thời các văn bản QPPL của Hội đồng nhân dân huyện, UBND huyện trên Cổng Thông tin điện tử UBND huyện bảo đảm chính xác, đầy đủ, công khai, minh bạch, dễ tiếp cận.
b) Đẩy mạnh thông tin, truyền thông về vai trò của nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật, phát triển nguồn nhân lực làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật; xây dựng, thiết lập và duy trì thường xuyên chuyên mục về xây dựng pháp luật trên một số phương tiện thông tin đại chúng.
5. Biểu dương, khen thưởng các gương điển hình tiên tiến trong công tác tham mưu xây dựng pháp luật, nhằm tạo động lực cho cán bộ, công chức phát huy trí tuệ, đổi mới, sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
6. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; tiến hành sơ kết, tổng kết đáng giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch.
UBND huyện giao Phòng Tư pháp huyện cấp phát tài liệu của cấp trên phát hành hướng dẫn kỹ năng xây dựng pháp luật cho cán bộ, công chức làm công tác tham mưu xây dựng pháp luật trên địa bàn huyện. Tổ chức các Hội nghị, tham gia Hội thảo bồi dưỡng, tập huấn cán bộ, công chức tham mưu xây dựng pháp luật, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về kiến thức, kỹ năng xây dựng pháp luật. Phối hợp khảo sát tình hình thực tế để nghiên cứu xây dựng khung chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn đáp ứng yêu cầu. Theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo mục tiêu, nhiệm vụ. Tham mưu thực hiện: Sơ kết và tổng kết việc thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp báo cáo UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Sở Tư pháp theo quy định hoặc theo yêu cầu.
Ý kiến bạn đọc
Những tin cũ hơn