Chúng tôi đến thăm gia đình anh Đinh An ở làng Kon Giọt 2, một trong những hộ được Ngân hàng chính sách xã hội huyện cho vay để phát triển kinh tế rừng anh cho biết: “Gia đình anh hiện có 7ha rừng trồng, được có vay Nhà nước 40 triệu, rồi mua cây keo con giống trồng sau 5 năm bán và thu được vài trăm triệu. Nhờ đó gia đình anh đã có của ăn của để, xây được nhà của khang trang và cho con ăn học”. Tương tự gia đình chị Đinh Thị Thức làng Kon Giang cũng chia sẻ. “Nhờ các nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội, gia đình chị vay trong nhiều đợt để có thêm điều kiện phát triển kinh tế rừng, để làm ăn có là trả hết nợ, lại vay để trồng nhiều hơn, cứ vậy mà giờ gia đình của chị đã vươn lên thoát khỏi hộ nghèo, hiện nay gia đình chị đã có 4 ha cây keo, từ tiền thu hoạch rừng trồng và tiền tích lũy được, gia đình chị đã xây dựng được ngôi nhà lợp ngói kiên cố, có tường rào cổng ngõ, có nhà vệ sinh đạt chuẩn, mua được xe máy, tivi, tủ lạnh và các đồ dùng sinh hoạt khác”. Không chỉ có gia đình anh An, chị Thức mà nhiều hộ gia đình khác ở xã Vĩnh An đã biết dựa vào việc trồng rừng, là cơ sở để phát triển kinh tế gia đình. Hầu như gia đình nào trong xã cũng có từ 1 ha đất trồng rừng trở lên. Nhiều hộ còn biết kết hợp việc trồng rừng, làm ruộng, rẫy, nuôi heo, gà vịt,… mà đời sống người dân dần cải thiện hơn.
Bà Đinh Thị Minh Phượng chủ tịch hội nông dân xã chia sẽ: “Nhận thấy việc trồng rừng là hướng đi mạng lại hiệu quả kinh tế cao nên Hội Nông dân xã đã tuyên truyền vận động nhiều hộị viên và nhân dân chuyển đổi diện tích trồng cây chuối, cây ngô, cây mỳ, các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây keo lai và cây bạch đàn. Bên cạnh đó hội tham mưu cho lãnh đạo Đảng ủy và ban xóa đói giảm nghèo xã, cho Hội đứng ra tín chấp với Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện để giải ngân các nguồn vốn ưu đãi cho hội viên và nhân dân vay để đầu tư vào sản xuất kinh doanh, trồng trọt, chăn nuôi và phát triển kinh tế rừng. Hiện toàn xã có tổng dư nợ vốn vay trên 2 tỷ đồng với 200 hộ vay vốn”.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đinh Hoang Bình - Chủ tịch UBND xã cho biết. “Xác định rõ việc trồng rừng gỗ bằng cây keo lai và cây bạch đàn là một trong những giải pháp quan trọng, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng trong việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp của xã. UBND xã tranh thủ các nguồn vốn ưu đãi hỗ trợ dành cho đồng bào dân tộc thiểu số và đã tuyên truyền, vận động nhiều hộ gia đình mạnh dạn vay vốn ưu đãi của Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội, chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng rừng và đem lại hiệu quả kinh tế, góp phần mạng lại thu nhập ổn định cho người dân, đảm bảo công tác an sinh xã hội tại địa phương”./.
Tín Trọng
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn