Lịch thời vụ, cơ cấu giống và các giải pháp chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2024 - 2025

Thứ hai - 21/10/2024 10:03
Để chủ động và chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức thực hiện sản xuất vụ Đông Xuân 2024 - 2025; UBND huyện Tây Sơn ban hành lịch thời vụ, cơ cấu giống và các giải pháp chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2024 - 2025.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Cây lúa
a) Lịch thời vụ
- Chân ruộng cao sạ cưỡng xuống giống trong tháng 11/2024.
- Chân ruộng 2 vụ/năm: Xuống giống tập trung từ ngày 10/12 đến ngày 25/12/2024, cho lúa trỗ tập trung vào đầu tháng 03/2025.
- Chân ruộng trũng: Nước rút đến đâu gieo sạ đến đó, kết thúc gieo sạ vào cuối tháng 01/2025.
Trên cơ sở khung lịch thời vụ chung của huyện, các địa phương căn cứ diễn biến thời tiết, điều kiện sản xuất từng vùng, đặc điểm giống lúa để xác định thời điểm gieo sạ phù hợp, tránh mất giống đầu vụ và lúa trỗ gặp lạnh. Đồng thời, chủ động dịch chuyển thời điểm gieo sạ khi có dự báo mưa lớn.
b) Cơ cấu giống
- Giống lúa chủ lực:  ĐV 108, ĐB6, Hà Phát 3, Đài thơm 8, VNR 20.
- Giống lúa bổ sung:
+ Nhóm giống ngắn ngày (TGST dưới 105 ngày): PC 6, MT 10, SV 181, PY 2, QNg 128, TBR 36, Anh Sinh 1399.

+ Nhóm giống trung ngày (TGST 105 - 110 ngày): Thiên ưu 8, Bắc Thịnh, VNR 10, BĐR 27, BĐR 999, BĐR 57, TBR225, ML232, Khang dân 28, DT 45, HĐ 34, ML 215.
+ Nhóm giống lúa dài ngày (TGST trên 110 ngày); BC 15
, ĐT 100
+ Nhóm giống chất lượng: Hương thơm số 1, Hương Châu 6, Hương Xuân, Thiên Hương 6, TBR 97.
- Giống triển vọng: ĐB 18, HL5, Sơn Lâm 1, DCG 66, Hưng Long 555, QC 03, TBT 132, VN 121, SMART 56, QB 19, ĐH 12, ĐT 68, Hạt vàng 36, HG 12, MT 20, BĐR 36, BĐR79, …
- Giống lúa lai: Nhị ưu 838, HYT 100.
2. Cây trồng cạn
a) Lịch thời vụ
Chân ruộng cao, thoát nước tốt gieo trồng từ tháng 11 đến cuối tháng 12/2024; chân ruộng thấp, gieo trồng từ tháng 01 đến đầu tháng 02/2024. Riêng rau dưa các loại, thực hiện rải vụ, xuống giống theo nhiều trà khác nhau, thời vụ gieo trồng có thể kéo dài từ tháng 11/2024 đến cuối tháng 02/2025 tùy vào loại rau dưa và điều kiện đất đai.
b) Cơ cấu giống
- Giống ngô: Ngô lấy hạt: NK 7328, SSC 557, SSC 586, PAC 339, PAC 999, PAC 789, B265, CP 333,...; ngô nếp: HN68, HN 88, MX6,...
- Giống lạc: L14, HL 25, LDH 01, LDH 09, TB 25.
3. Các giải pháp chỉ đạo sản xuất vụ Đông Xuân 2024 - 2025
a) Tập trung kiểm tra, xây dựng kế hoạch sản xuất trồng trọt vụ Đông Xuân 2024 - 2025 phù hợp nguồn nước, điều kiện địa phương gắn với Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp huyện Tây Sơn giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030.
b) Tăng cường chỉ đạo sản xuất trong điều kiện thời tiết vụ Đông Xuân thường diễn biến bất thường; chủ động, linh hoạt điều chỉnh thời điểm gieo sạ phù hợp với thời tiết, điều kiện sản xuất, hạn chế thiệt hại do thiên tai; chuẩn bị tốt các điều kiện về máy móc, vật tư,… để gieo trồng tập trung, đồng loạt theo từng vùng, từng cánh đồng.
c) Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ; chính sách khuyến khích đầu tư, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện “chuẩn hóa” các sản phẩm theo hướng an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ,...; phối hợp thực hiện cấp và quản lý, giám sát mã số vùng trồng, nhất là các mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu; tăng cường kiểm tra, giám sát dư lượng và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đảm bảo an toàn.
d) Phối hợp chuyển giao và nhân rộng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất. Đối với lúa, áp dụng các quy trình IPM, ICM, canh tác lúa cải tiến (SRI), quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM); sử dụng giống lúa đảm bảo chất lượng, gieo sạ mật độ hợp lý (lúa thuần 100-120 kg/ha, lúa lai 40 - 50 kg/ha). Đối với cây trồng cạn, cây ăn quả áp dụng các quy trình canh tác theo hướng hữu cơ, VietGAP; công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước. Đối với cây trồng cạn chuyển đổi trên đất lúa, chú ý hệ thống tưới, tiêu nội đồng, không để úng cục bộ, lên luống thông thoáng, liên vùng không có lúa màu đan xen.
đ) Phát động phong trào ra quân diệt chuột, tập trung vào thời điểm trước khi vào vụ sản xuất; phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác điều tra, dự tính dự báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kịp thời, chính xác, tổ chức phòng trừ hiệu quả, chú ý các đối tượng sâu bệnh hại chính như: chuột, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn,...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay4,851
  • Tháng hiện tại102,951
  • Tổng lượt truy cập6,840,913
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây