Chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới

Thứ năm - 24/10/2024 16:41
UBND huyện đề nghị Công an huyện, Ban Chỉ huy Quân sự huyện, các tổ chức chính trị - xã hội huyện, các phòng, ban, ngành của huyện, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện, Xí nghiệp Thủy lợi V, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan Chủ động phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới.

Thực hiện Văn bản số 406/TB-UBND ngày 03/10/2024 của UBND tỉnh Bình Định về thông báo ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn tại cuộc họp công tác phòng, chống thiên tai năm 2024 trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND huyện đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương tập trung triển khai các nhiệm vụ sau:
1. Đề nghị Công an huyện xây dựng kế hoạch, chủ động triển khai hỗ trợ địa phương và Nhân dân phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, trang thiết bị triển khai công tác cứu nạn cứu hộ, bảo vệ an ninh trật tự và an toàn xã hội trong mọi tình huống thiên tai năm 2024. Cung cấp kế hoạch, lực lượng, phương tiện ứng phó phòng, chống thiên tai năm 2024 của đơn vị, gửi về UBND huyện (qua Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện) trước ngày 25/10/2024.
2. Đề nghị Ban Chỉ huy Quân sự huyện xây dựng kế hoạch, chủ động về lực lượng, phương tiện để triển khai công tác ứng phó thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục nhanh hậu quả thiên tai năm 2024. Cung cấp kế hoạch, lực lượng, phương tiện ứng phó phòng, chống thiên tai năm 2024 của đơn vị, gửi về UBND huyện (qua Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện) trước ngày 25/10/2024.
3. Giao Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện
- Chủ trì, tham mưu tổ chức cập nhật, thực hiện Phương án ứng phó thiên tai năm 2024 trên địa bàn huyện đảm bảo thực chất, khả thi, đúng thực tế. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương triển khai công tác ứng phó phù hợp với diễn biến thiên tai thực tế, kịp thời tham mưu đề xuất UBND huyện chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tiếp tục cập nhật vào phần mềm Quản lý thiên tai của tỉnh; đồng thời phối hợp hướng dẫn các địa phương vận hành phần mềm để phục vụ công tác điều hành ứng phó thiên tai trên địa bàn huyện.
- Tham mưu, đề xuất chỉ đạo sản xuất nông nghiệp trong điều kiện hiện nay để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
- Tổ chức cập nhật Phương án ứng phó thiên tai năm 2024 trên địa bàn huyện và cập nhật vào phần mềm Quản lý thiên tai của tỉnh, hoàn thành trước ngày 28/10/2024.
4. Giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện
- Tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, nhắc nhở các chủ đầu tư, đơn vị thi công xây dựng các công trình trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống thiên tai; nhất là phải đảm bảo an toàn đối với công trình, thiết bị, con người trong mùa mưa, bão; hướng dẫn người dân chằng, chống nhà cửa, công trình đảm bảo an toàn trong mưa, bão.
- Tổ chức rà soát, làm việc với các chủ phương tiện vận tải, thiết bị thi công công trình về việc huy động nguồn lực phương tiện, thiết bị thi công công trình phục vụ công tác phòng, chống thiên tai năm 2024 trên địa bàn huyện.
- Chủ trì, phối hợp với các địa phương và các đơn vị có liên quan xây dựng phương án chi tiết đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân vùng thiên tai; đề xuất phương án sản xuất trong điều kiện mưa lũ.
- Cung cấp các hợp đồng nguyên tắc về huy động nguồn lực phương tiện, thiết bị thi công công trình, hàng hóa thiết yếu phục vụ công tác phòng, chống thiên tai năm 2024 (cụ thể số liệu của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp ký hợp đồng), gửi về UBND huyện (qua Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện) trước ngày 25/10/2024.
5. Giao Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tham mưu UBND huyện bố trí nguồn kinh phí để thực hiện công tác phòng, chống thiên tai năm 2024.
6. Giao Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện tổ chức kiểm tra việc khai thác các mỏ vật liệu trong vùng có nguy cơ sạt lở, yêu cầu các chủ mỏ phải có phương án đảm bảo an toàn tuyệt đối trong mùa mưa, bão; trường hợp cần thiết thì đề xuất yêu cầu tạm thời dừng khai thác các mỏ không đảm bảo an toàn trong mùa, mưa. Kiểm tra và xử lý nghiêm các đơn vị khai thác cát không tổ chức dọn dẹp đường công vụ trên sông trước mùa mưa, lũ.
7. Giao Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện củng cố, phát triển hệ thống thông tin liên lạc, kịp thời chuyển tải thông tin chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai của UBND tỉnh, UBND huyện đến các địa phương, cơ quan, đơn vị.
8. Giao Phòng Y tế huyện, Trung tâm Y tế huyện chuẩn bị nhân lực, phương tiện, trang thiết bị y tế, thuốc phòng, chữa bệnh để sơ cấp cứu, điều trị người bị nạn, bị bệnh do mưa lũ, bão. Phối hợp với chính quyền địa phương trong xử lý khử khuẩn và vệ sinh môi trường.
9. Giao Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện chủ động đề xuất và triển khai công tác trợ giúp xã hội cho các đối tượng dễ bị tổn thương do thiên tai, sớm ổn định cuộc sống.
10. Giao Xí nghiệp Thủy lợi V, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện tổ chức triển khai thực hiện phương án ứng phó thiên tai công trình hồ chứa thủy lợi do đơn vị quản lý, khai thác đã được phê duyệt năm 2024.
11. Các phòng, ban, ngành, cơ quan và đơn vị khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý ngành, lĩnh vực khẩn trương triển khai kế hoạch công tác phòng chống thiên tai năm 2024 của cơ quan.
12. Giao UBND các xã, thị trấn
- Tiếp tục rà soát, hoàn thiện phương án ứng phó với thiên tai năm 2024; yêu cầu xây dựng các phương án phòng, chống thiên tai phải trên cơ sở thực tiễn, sát thực tế, tính khả thi cao, nghiêm túc, trách nhiệm. Vận hành Phần mềm Quản lý thiên tai tỉnh Bình Định ứng với các kịch bản lũ, bão cho phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Rà soát, thành lập, kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS cấp xã, ban hành quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ các thành viên Ban Chỉ huy đảm bảo linh hoạt trong công tác ứng phó với thiên tai.
- Rà soát, kiện toàn đội xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cụ thể trong tình huống xảy ra từng cấp độ thiên tai để đảm bảo hoạt động ứng phó hiệu quả, tránh sự lúng túng trong công tác chỉ đạo điều hành, thực thi nhiệm vụ khi có sự cố thiên tai xảy ra.
- Chủ động rà soát, xử lý các điểm có nguy cơ cao, tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống tiêu thoát nước, cống rãnh, cắt tỉa cây xanh; tổng rà soát các công trình thuộc địa bàn quản lý trước mùa mưa bão năm 2024.
- Đối với công tác 4 tại chỗ: Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, máy móc, dự trữ lương thực, thực phẩm, nước sạch đảm bảo để cung cấp cho người dân khi di dời.
- Tổ chức rà soát, cập nhật vào Phần mềm Quản lý thiên tai tỉnh Bình Định về nội dung: Danh bạ Ban Chỉ huy; lực lượng ứng phó; phương tiện, vật tư, trang thiết bị; lương thực, thực phẩm; nhập tọa độ các điểm sơ tán tập trung; thông tin hộ dân. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn chịu trách nhiệm về chính xác số liệu của địa phương quản lý.
- Chỉ đạo các Hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn có quản lý, khai thác các công trình hồ chứa thủy lợi tổ chức triển khai thực hiện phương án ứng phó thiên tai công trình hồ chứa thủy lợi do đơn vị quản lý, khai thác đã được phê duyệt năm 2024.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động người dân chủ động chằng chống nhà cửa, di dời đến nơi sơ tán theo các phương án đã được phê duyệt.
- Báo cáo kết quả thực hiện gửi về UBND huyện (qua Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện) trước ngày 25/10/2024.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập53
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm51
  • Hôm nay3,902
  • Tháng hiện tại138,897
  • Tổng lượt truy cập7,056,875
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây