Cử tri huyện Tây Sơn đã kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực NN&PTNT như: Đề nghị xem xét tăng mức hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định, giai đoạn 2019 - 2025 (theo Nghị quyết số 13/2019/NQ-HĐND) lên khoảng 40 - 50% và quy định tổng mức hỗ trợ lên khoảng 15 - 20 tỷ đồng; quan tâm hướng dẫn địa phương và HTXNN Thuận nghĩa hoàn thành thủ tục đề nghị và xét công nhận làng nghề đối với làng rau Thuận nghĩa; hỗ trợ nguồn vốn cho xã Vĩnh An xây dựng hoàn thành xã nông thôn mới... Đối với chính sách phát triển nuôi gà thả đồi, cử tri huyện đề nghị tỉnh cho chủ trương về việc việc lắp dựng chuồng trại, nhà kho, nhà bảo vệ trên đất đồi, làm cơ sở để địa phương hướng dẫn và theo dõi trong quản lý sử dụng đất theo quy định; xem xét giảm quy mô chăn nuôi theo quy định (khoảng từ 1.500 con gà thả đồi) và quy định về diện tích chăn nuôi, nhằm tạo điều kiện cho người chăn nuôi triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách đã được ban hành, phù hợp với tình hình thực tế về điều kiện tự nhiên trên địa bàn huyện.
Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Đoàn Văn Phi (giữa) tiếp xúc cử tri huyện Tây Sơn. Ảnh: HỒNG PHÚC
Ngoài ra, cử tri huyện cũng kiến nghị các vấn đề khác như: Chế độ chính sách cho cán bộ bán chuyên trách, cán bộ cấp thôn, khu phố còn bất cập; có giải pháp bình ổn giá vật tư nông nghiệp, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất sét trên địa bàn,...
Cử tri huyện Tây Sơn kiến nghị nhiều vấn đề trên lĩnh vực NN&PTNT. Ảnh: HỒNG PHÚC
Những ý kiến của cử tri thuộc thẩm quyền của tỉnh, huyện đều được lãnh đạo các sở, ngành và huyện Tây Sơn của trả lời thỏa đáng. Đơn cử, trên lĩnh vực NN&PTNT, đại biểu HĐND tỉnh Nguyễn Thị Tố Trân - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT trả lời: Triển khai thực hiện Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12.4.2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn (gọi tắt là Nghị định 52), từ năm 2019 đến nay, Sở NN&PTNT đã trình UBND tỉnh công nhận 17 làng nghề, làng nghề truyền thống đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định. Qua rà soát các quy định hiện hành, Làng nghề trồng rau Thuận Nghĩa chưa đủ điều kiện để lập hồ sơ đề nghị công nhận.
Đối với chính sách gà thả đồi, mục tiêu là xây dựng vùng chăn nuôi chủ lực phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa, xây dựng thương hiệu gà đặc sản Bình Định và hình thành các chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm. Các hộ tham gia phải có điều kiện về tài chính, năng lực, trách nhiệm, có hiểu biết, kinh nghiệm chăn nuôi gà. Nếu phát triển manh mún, quy mô nhỏ lẻ, trình độ chăn nuôi thấp sẽ khó hình thành được vùng phát triển hàng hóa tập trung chuyên nghiệp, đảm bảo chất lượng thương hiệu...
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn