Tháp Bắc hiện đã bị hư hại nhiều nhưng vẫn còn rõ hình hài và cấu trúc. Khác với các tháp còn lại ở Bình Định, nền móng của tháp có bình đổ hình vuông, mỗi cạnh rộng chừng 12m, nhưng được tạo bởi nhiều đường gấp khúc nên giống như một hình đa giác. Tháp cao tới gần 30m, chia làm ba phần rõ rệt. Đế tháp cao vững chắc, thân tháp cao vút, trên mặt tường trang trí các trụ ốp để trơn nâng toàn bộ mái tháp. Cửa chính tuy đã bị sạt lở nhưng căn cứ vào dấu vết còn lại và những tư liệu gián tiếp có thể thấy còm cửa được tạo dáng hình mũi lao tù vút lên phía trên với nhiều lớp liên tiếp chồng xếp lên nhau. Hai trụ cửa làm bằng đá, trên đầu được trang trí tượng chim thần Garuda chân quắp hai đầu rắn. Các cửa giả mô phỏng cửa chính nhưng nhỏ hơn và mức độ nhô ra khỏi thân tháp cũng ít hơn. Thay vì hình Garuda, trên đỉnh trụ trang trí hình lá nhĩ, vòng ngoài là thân rắn uốn quanh, bên trong là mặt Kala dữ tợn, miệng khạc ra rắn bảy đầu trong tư thế uốn lượn rất sinh động. Diềm đá ngăn cách thân và mái được chạm khắc tinh vi thể hiện hình voi và sư tử mỗi con một tư thế như vừa chạy vừa đùa giỡn kết thành dải chạy vòng quanh. Đường chạm khắc mềm mại, uyển chuyển nhịp nhàng trông rất sống động. Bộ mái có cấu trúc bốn tầng nhỏ dần về phía trên và kết thúc bằng một búp sen lớn trên đỉnh tháp. Diềm ngăn cách giữa các tầng và ô khám chính giữa mỗi tầng đều được ghép bằng đá nguyên khối.
Tháp dương long
So với tháp Bắc, tháp Nam còn tương đối nguyên vẹn. Kích thước gần như tương đương với tháp Bắc. Hai tháp tạo thành thế đối xứng xuyên qua tháp chính. Về cấu trúc, tháp Nam cũng không khác mấy so với tháp Bắc. Duy có mô típ trang trí thì hầu như ít lập lại những chủ đề đã thể hiện ở tháp Bắc, đặc biệt là dải trang trí quanh diềm mái. Trên giải giữa, hoa văn trang trí là những bầu vú tròn trịa được chạm nổi xếp đều đặn sát cạnh nhau chạy vòng quanh tháp. Dải phía trên là phù điêu các đạo sĩ ngồi thiền trong khung lá đề và dải dưới cùng là hình người, sư tử và những con vật kỳ hình dị dạng đan xen với những ô trám kết giải, giữa có bông hoa nở cánh xòe đối xứng. Trên các tầng mái, diềm bao quanh cũng được trang trí. Mỗi tầng thể hiện một cảnh khác nhau. Có thể thấy ở đây hình voi, sư tử, bò thần Nadin, mặt Kala, rắn thần Naga... với nghệ thuật điêu khắc, chạm trổ đã đạt tới trình độ điêu luyện.
Lớn hơn cả và giữ vị trí trung tâm của quần thể kiến trúc là tháp Giữa. Về cấu trúc, tháp không khác hai tháp nhỏ nhưng cao vượt hẳn lên. Theo số liệu của học giả người Pháp H.Parmentier thì tháp cao tới 39m, nhưng hiện trạng đo được 36m. Là tháp chính và có kích thước lớn nhưng tháp Giữa trang trí không cầu kỳ như hai tháp nhỏ.
Căn cứ vào mặt bằng đế tháp và phong cách nghệ thuật, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tháp Dương Long tuy vẫn còn mang nhiều đặc trưng của tháp Champa nhưng đã chịu ảnh hưởng khá đậm ảnh hưởng của nghệ thuật Kh’mer. Có khả năng tháp được xây dựng vào thời kỳ Champa bị người Kh’mer đô hộ, nghĩa là trong khoảng thế kỷ XII – XIII. Nhìn trong bố cục tổng thể cũng như xem xét chi tiết từng tháp, cụm tháp Dương Long là một quần thể kiến trúc bề thế và có thể nói là đẹp nhất trong số các tháp Champa còn lại ở miền Trung.
Tháp thủ thiện
Được xây trên một vùng đất tương đối thấp, trên bờ nam sông Kôn thuộc xã Bình Nghi, huyện Tây Sơn cách Tp. Quy Nhơn 35km về hướng tây bắc. Tháp có quy mô nhỏ, kiểu dáng trang nhã, thanh thoát, kì bí. Tháp được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1995.
Tác giả bài viết: BBT
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn