DI TÍCH ĐÀI KÍNH THIÊN

Thứ ba - 22/01/2013 14:49

Ấn Sơn (Hòn giải) là ngọn núi thấp nằm bên hữu ngạn sông Kôn, được bao bọc bỡi các núi cao của dãy Hoành Sơn trùng điệp, gồm Bút Sơn (Hòn Trưng), Hợi Sơn (Hòn Dũng), Kiếm Sơn (Hòn Lãnh), Cổ Sơn (Hòn Trống), Chung Sơn (Hòn Chuông)…Đây là chứng tích lịch sử thời Tây Sơn, là một trong nhiều điểm đến của các thủ lĩnh Tây Sơn trong quá trình thu phục nhân tâm, vận động quần chúng nhân dân tham gia vào cuộc khởi nghĩa. Nếu như ở tả ngạn sông Côn có hòn Trưng sơn, nơi Nguyễn Nhạc được Ngọc Hoàng Thượng đế phong vương (Nguyễn Nhạc vi quốc vương) được ghi trên một bảng đồng hoặc chiếu lệnh thì tại núi Ấn bên hữu ngạn sông Côn, ở trên đỉnh núi đối diện này, Nguyễn Nhạc lại được Ngọc Hoàng ban cho ấn lệnh với dòng chữ “Sơn hà xã tắc” và một thanh kiếm lệnh ở vùng Gò Sặt (kiếm sơn) gần đó. truyền thuyết kể lại rằng

 “Trong một lần khi cùng bộ hạ ở An Khê về, đến Hoành Sơn thì ngựa Nguyễn Nhạc lồng lên, rồi thẳng cổ chạy nước đại. Nhưng không chạy rẽ qua hướng bắc để qua sông về Kiên Thành, lại chạy vào hướng Đông Nam, đến chân núi phía trong Gò Sặc cương ngựa bị đứt, Nguyễn Nhạc té nhào, trật gân chân không đứng dậy nổi. Đám tùy tùng chạy đến xoa bóp hồi lâu mới đỡ. Khi đứng dậy để lên ngựa trở về, Nguyễn Nhạc chợt thấy chuôi kiếm ló ra nơi vách đá trên sườn núi bèn sai người lên lấy thì là một thanh kiếm xưa lưỡi sáng như nước, ai nấy đều mừng và cho là “của trời ban”. Về nhà Nguyễn Nhạc nói cùng hai em và thuộc hạ:

- Ngọc Hoàng đã sắc phong ta làm Quốc vương và lẽ tất nhiên là phải ban ấn, kiếm. Nay kiếm đã có ta phải đi tìm ấn.

Đoạn tổ chức ngay lễ cầu đảo tại chân núi Hoành Sơn. Cầu đảo  đến đêm thứ ba, khi tiếng chiêng trống hành lễ  vừa dứt, bỗng xuất kiện vòi lửa như vòi pháo thăng thiên bay xẹt từ Hòn Một đến Hòn Giải thì rơi xuống. Tiếp đó một tiếng nổ nhỏ như tiếng pháo tre, rồi một tiếng nổ lớn có phần dữ dội làm chấn động cả vùng, ai nấy đều thất kinh. Sáng hôm sau Nguyễn Nhạc đem người đến Hòn Giải xem, thì thấy sườn núi phía Nam có một vùng như bị sét đánh lở và nám đen. Trong kẽ đá là một quả ấn vuông vức, mặt ấn khắc bốn chữ Hán triện    “ Sơn Hà Xã Tắc” . Từ đó nhân dân còn gọi Hòn Giải là Hòn ấn hay Ấn Sơn (núi Ấn)

Đài Kính Thiên được xây dựng trên khu vực núi Ấn thuộc thôn Hòa Sơn xã Bình Tường, huyện Tây Sơn; cách thành phố Quy Nhơn tỉnh lỵ Bình Định 45 km về hướng Tây Nam. Công trình này có ý nghĩa quan trọng, là lời cảm tạ, tri ân của nhân dân Bình Định với Trời Đất đã giao nghiệp lớn cho Tây Sơn tam kiệt- những người con ưu tú của quê hương; trong công cuộc chống ngoại xâm, xây dựng, bảo vệ hòa bình độc lập dân tộc

Dự án được khởi công xây dựng vào ngày 26 tháng 11 năm 2011 và khánh hạ vào ngày 14 tháng 9 năm 2012 (29/7 âm lịch, nhân kỷ niệm 220 năm ngày mất Hoàng đế Quang Trung). Di tích Đài Kính Thiên được UBND tỉnh Bình Định quyết định xếp hạng ngày 24/5/2017.

Di tích Đài Kính Thiên tọa lạc trên một khu đất rộng 28,3ha, gồm 3 khu vực chính: khu Đài Kính Thiên; khu Đền Ấn- Tháp Thông Linh; khu nhà làm việc của Ban quản lý và các hạng mục công trình phụ trợ khác, được bố trí cân xứng với trục thần đạo hướng Bắc - Nam .

A -  KHU ĐÀI KÍNH THIÊN:

Khu Đài Kính Thiên nằm trên đỉnh cao nhất của núi Ấn, cấu trúc 3 tầng (Thiên - Địa - Nhân) và một số hạng mục công trình khác.

- Tầng trên cùng hình tròn đường kính 27 m, gọi là Viên đàn tượng trưng cho Trời, bậc lên 09 cấp bậc bằng đá đỏ chia đều thành 03 cấp với mỗi cấp là 03 bậc đá; bậc cấp trên cùng đặt 12 trụ đá tượng trưng cho 12 múi giờ, trên đầu trụ đá là 12 con kỳ lân. Chính giữa Viên đàn đặt sập và hương án làm bằng đá để thờ Trời Đất

- Tầng thứ 2 gọi là Phương đàn, hình vuông chiều dài mỗi cạnh 54m, tượng trưng cho Địa. Bậc lên 05 cấp bậc bằng đá xanh, thành bậc cửa chính là 02 con rồng đá, các cửa phụ là rồng mây hóa lá. Lan can bao quanh là đá màu vàng .

- Tầng dưới cùng hình vuông có chiều dài mỗi cạnh 90m, tượng trưng cho Nhân; có 4 lối vào theo 4 hướng với 4 nghi môn

+ Nghi môn chính là hướng Nam có tên gọi là Bảo sơn thiên ấn (ngọn núi quý có ấn của Trời) được thiết kế kiểu 03 cửa, 02 tầng mái; tầng trên là gát chuông; cửa vào bằng gỗ lim theo lối “thượng song hạ bản”. Trên hai trụ nghi môn gắn câu đối bằng đá với nội dụng: “Trăm họ lầm than, nổi trống Tây Sơn trừ bạo chúa; Bốn phương loạn lạc, giương cờ Bình Định cứu lương dân”.

+ Nghi môn phía Bắc có tên gọi Bình Định môn

+ Nghi môn phía Tây có tên gọi Thiên ứng môn

+ Nghi môn phía Đông có tên gọi Khải Đức môn 

- Bình Phong: Sau nghi môn chính là bức Bình Phong thiết kế theo kiểu cuốn thư kết hợp trụ biểu, làm hoàn toàn bằng đá.

- Nhà  Chiêng - Nhà Trống: Nằm hai bên phía sau bình phong.

- Nhà Bắc thu công: Nằm hướng Bắc Đài Kính Thiên 

- Miếu thờ Thổ công (sơn thần): hình vuông với diện tích khoảng 4,8m2 mặt quay về  hướng Nam (vị trí bên trái Đài Kính Thiên).

 B - KHU ĐỀN ẤN:

Nằm phía dưới, bên phải Đài Kính Thiên là khu Đền Ấn 

+ Đền Ấn cấu trúc gồm 3 gian, gian thứ nhất gọi là Tiền tế có án thờ chung các tướng lĩnh và nghĩa binh Tây Sơn; tiếp theo là Phương đình, tượng trưng cho sự thông thiên giao hòa giữa trời và đất, giữa âm và dương, có đặt 01 án đá để bản sao của Ấn lệnh mà trời đất đã ban cho Nguyễn Nhạc; phía sau cùng là Hậu cung thờ 3 anh em Tây Sơn Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ. 

Cổng vào Đền Ấn: là 02 trụ bằng bê tông cốt thép; hai bên lối vào Đền đặt mỗi bên 01 voi đá, 01 ngựa đá, 02 tượng quan võ, 03 tượng quan văn. Đây là những lực lượng tiêu biểu góp phần vào sự nghiệp vĩ đại của nhà Tây Sơn.

+ Tháp Thông linh: Nằm phía dưới, bên trái Đài Kính Thiên, đối xứng với khu Đền Ấn. Tháp có hình vuông, với 07 tầng mái.

C - KHU BAN QUẢN LÝ VÀ CÁC HẠNG MỤC KHÁC:

Khi hành lễ quý khách sẽ đi theo đường hành lễ với 183 bậc cấp, phần dưới cùng của đường hành lễ có nhà Ban quản lý, cầu đá, cổng đón và Hồ bán nguyệt. Các hạng mục công trình với kiến trúc xưa, chất liệu chủ yếu bằng đá đã tạo nên không gian thiêng, kỳ ảo cho du khách khi đến nơi đây để hành hương.

Hàng năm, nhân lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (mùng 5/1 âl), lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Định tổ chức lễ tế cáo Trời Đất, cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, nhân dân no ấm. Di tích Đài Kính Thiên cùng với Đền thờ Tây Sơn tam kiệt, Đền thờ Đô đốc Bùi Thị Xuân, Đền thờ Đại tư đồ Võ Văn Dũng, Đền thờ Song Thân Tây Sơn tam kiệt, Lăng Mai Xuân Thưởng, Khu lưu niệm Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc tạo thành quần thể di tích lịch sử, văn hóa - tâm linh, hằng năm đã tổ chức đón tiếp và phục vụ chu đáo hàng vạn lượt du khách trong và ngoài nước hành hương, tưởng nhớ công đức các vị anh hùng dân tộc, góp phần vào sự nghiệp xây dựng quê hương, đất nước./.

2

3

  
Đài Kính Thiên

4 56

7
 

https://mytourcdn.com/upload_images/Image/news_picture/20130514/dan-te-troi/nwb1368500179.gif

dan-te-troi-1_636924919827908835.jpg

dan-te-troi-3_636924919828668918.jpg

dan-te-troi-4_636924919829068908.jpg

dan-te-troi-6_636924919829868934.jpg

 

dan-te-troi-8_636924919830805123.jpg

dan-te-troi-9_636924919831249110.jpg

dan-te-troi-11_636924919832172849.jpg

daikinhthien_03_881957056.jpg

daikinhthien_02_219987756.jpg

daikinhthien_01_558018455.jpg

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 6 trong 2 đánh giá

Xếp hạng: 3 - 2 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập51
  • Hôm nay4,185
  • Tháng hiện tại139,180
  • Tổng lượt truy cập7,057,158
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây