Hiệu quả mô hình sản xuất thử giống lúa thuần GBS 9

Thứ ba - 20/08/2019 14:49
Vụ thu 2019, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật 1 Trung ương thực hiện trình diễn sản xuất thử giống lúa thuần mới GBS 9 tại xã Tây Bình, huyện Tây Sơn, quy mô 9ha, có 112 hộ nông dân tham gia
Mô hình sản xuất thử giống lúa thuần mới GBS 9
Mô hình sản xuất thử giống lúa thuần mới GBS 9

Qua hội nghị tổng kết, đánh giá mô hình, bà con nông dân và ngành nông nghiệp các cấp phấn khởi vì giống lúa thuần GBS 9 mang lại hiệu quả rõ rệt, thời gian sinh trường từ 102- 104 ngày, chiều cao cây trung bình 95cm, đẻ nhánh khá, cứng cây, thoát cổ bông khá, đóng thóc dày, dạng hạt thon nhỏ, hạt màu tím nâu, độ thuần khá. Năng suất lý thuyết đạt 89 - 92 tạ/ha. Năng suất thống kê đạt 71,2 - 73,6 tạ/ha. Thâm canh tốt có thể đạt trên 75 tạ/ha. Khả năng thích hợp trên nhiều chân đất khác nhau, khả năng chịu ngập và chịu phèn mặn khá tốt. Tổng thu trong mô hình 2.377.250 đồng/sào, cao hơn đối chứng 212.950 đồng/sào. Lợi nhuận 1.092.750 đồng/sào, cao hơn đối chứng 304.600 đồng/sào.

 

Ông Trần Mạnh Tiến, một trong những nông dân thực hiện mô hình thử nghiệm trồng giống lúa GBS9 cho biết: Tôi rất hài lòng về giống lúa này. Vụ thu vừa qua, thời tiết vô cùng khắc nghiệt nên lá của các giống lúa khác bị chuyển màu nhưng GBS9 vẫn không ảnh hưởng. Điều này cho thấy khả năng chống chịu của giống với điều kiện khí hậu ở địa phương rất tốt. Bên cạnh đó, thân cây cũng rất cứng nên không có hiện tượng đổ ngã. Tương tự, ông Đoàn Ngọc Ánh cũng có tham gia mô hình sản xuất lúa với hơn 2 sào phấn khởi nói:Ngoài việc thích ứng tốt với thời tiết thì giống lúa GBS9 còn kháng bệnh đạo ôn, khô vằn, ít sâu bệnh hơn so với các giống lúa mà ông trồng trước đây, đặc biệt là bệnh rầy nâu.

 

Chứng kiến hiệu quả của mô hình trồng thử giống lúa, ông Nguyễn Hữu Phước - Giám đốc HTX nông nghiệp Tây Bình cho rằng, đây là giống lúa có năng suất rất cao nên cần phát huy những ưu điểm của giống và hiệu quả đã đạt được, rất muốn ngành nông nghiệp các cấp tham mưu với tỉnh để đề xuất đưa vào bộ giống chủ lực.

 

Ông Nguyễn Tấn Phát - Giám đốc Chi cục Bảo vệ thực vật Bình Định đánh giá: Đặc tính giống này là kháng bệnh đạo ôn, kháng rầy nâu và rầy lưng trắng, một số sâu bệnh thì thấy nó ít phát sinh so với các giống đối chứng khác, thứ 2 là giống này có chất lượng cao, năng suất khoảng 75- 80 tạ/ha, nếu chúng ta đầu tư thâm canh vụ đông xuân tốt thì trên 80 tạ/ha, còn vụ thu 70- 75 tạ/ha, đầu tư chăm sóc dễ dàng, thời gian sinh trưởng trung ngày, vụ đông xuân khoảng 115-120 ngày, vụ thu khoảng 105-110 ngày, nó rất thích hợp với chân đất ở Bình Định chuyển đổi từ 3 vụ sang 2 vụ/năm, không kén đất./.

Tác giả bài viết: Văn Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay215
  • Tháng hiện tại141,874
  • Tổng lượt truy cập7,059,852
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây