Triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi

Thứ năm - 13/06/2019 14:43
Sáng ngày 13/6, Phó Chủ tịch UBND huyện Hồ Thành Phi đã chủ trì cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống Dịch tả lợn Châu Phi để triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dịch bệnh trên địa bàn huyện
Quang cảnh cuộc họp Ban chỉ đạo
Quang cảnh cuộc họp Ban chỉ đạo

Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn châu Phi (theo Quyết định 1000/QĐ-UBND ngày 17/3/2019 của Chủ tịch UBND huyện) và Chủ tịch UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện.

Tuy đến giờ này trên địa bàn huyện chưa phát hiện heo bị dịch tả châu Phi, nhưng do số lượng hộ nuôi heo của huyện khá lớn, thêm vào đó nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua địa bàn huyện như: Quốc lộ 19, Quốc lộ 19B, đường phía Tây tỉnh nên nguy cơ xâm nhập dịch tả heo châu Phi là rất cao. Để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh trên địa bàn huyện các cơ quan chức năng đã tổ chức các biện pháp cụ thể như: rắc vôi, phun thuốc tiêu độc sát trùng toàn bộ khu vực chuồng trại chăn nuôi heo. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện nâng cao cảnh giác dịch bệnh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân về tình hình dịch bệnh trong tỉnh, trong huyện vận động người chăn nuôi tiêm phòng đầy đủ vắc-xin lở mồm long móng; định kỳ hàng tuần vệ sinh tiêu độc sát trùng chuồng trại và chấp hành thực hiện biện pháp “5 không” (không giấu dịch; không mua bán vận chuyển heo bệnh, heo chết; không giết mổ, tiêu thụ heo bệnh, heo chết; không vứt heo chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa qua xử lý nhiệt); các trang trại heo cần tiêu độc sát trùng chuồng trại 1 tuần 2 lần; huyện trích kinh phí mua 3 tấn vôi bột để cấp cho các xã, thị trấn.

Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch UBND huyện Hồ Thành Phi đề nghị ngành nông nghiệp, các địa phương phải tập trung phòng chống dịch không được chủ quan, lơ là để dịch bệnh bùng phát. Đồng chí đề nghị các ngành tích cực tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên có chăn nuôi chấp hành thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch bệnh, rắc vôi ít nhất 2 lần/tuần. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, nắm chắc tình hình, diễn biến của dịch bệnh tả lơn châu Phi từ đó có giải pháp phù hợp với từng địa phương. Sự đồng lòng, quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị và người chăn nuôi sẽ góp phần ngăn chặn có hiệu quả dịch bệnh, đảm bảo an toàn cho môi trường chăn nuôi,…

Tác giả bài viết: Quang Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập34
  • Hôm nay4,812
  • Tháng hiện tại139,807
  • Tổng lượt truy cập7,057,785
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây