Mục đích của kế hoạch nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp trong việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương; lấy kết quả thực hiện làm thước đo để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, năng lực, hiệu quả công tác của tổ chức, cá nhân gắn với bình xét thi đua, khen thưởng để tạo động lực cho các cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2022 và các năm tiếp theo.
Các chỉ tiêu chủ yếu trong năm 2022
1. Công tác chỉ đạo, điều hành
- 100% UBND cấp xã, thị trấn xây dựng, ban hành kế hoạch cải cách hành chính đảm bảo đầy đủ nội dung, phù hợp với thẩm quyền được phân cấp và tổ chức thực hiện hoàn thành đảm bảo thời gian theo quy định.
- Tổ chức thực hiện kiểm tra cải cách hành chính 100% tại Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn; 100% vấn đề phát hiện qua kiểm tra cải cách hành chính phải được khắc phục ngay trong năm.
- 100% tại Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tổ chức tự kiểm tra cải cách hành chính trong năm 2022.
2. Cải cách thể chế: 100% văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và đảm bảo chất lượng theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới luật hướng dẫn việc thực hiện.
3. Cải cách thủ tục hành chính
- Triển khai việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 đối với 100% tổng số thủ tục hành chính đủ điều kiện trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh và tích hợp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt trên 30%.
- 100% các thủ tục hành chính được rà soát công bố chuẩn hóa, công khai đầy đủ, kịp thời tại Bộ phận Một cửa cấp huyện, cấp xã và cập nhật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính. 100% thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn được phê duyệt quy trình nội bộ.
- Thực hiện số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính đang còn hiệu lực và có giá trị sử dụng thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện, cấp xã đạt từ 20% trở lên đối với mỗi cấp hành chính.
- Tỷ lệ hồ sơ hành chính của các cơ quan, địa phương có kết quả giải quyết đúng hạn trên 98% (trừ đơn thư khiếu nại, tố cáo);
4. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
- 100% cơ quan chuyên môn cấp huyện được rà soát ban hành quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức bên trong đảm bảo tiêu chí, bố trí đúng số lượng cấp phó lãnh đạo, quản lý theo quy định.
- Thực hiện sắp xếp, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, 100% đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên có tỷ lệ tự chủ năm sau cao hơn năm trước.
5. Cải cách chế độ công vụ
- Đạt tỷ lệ từ 85% trở lên cán bộ chuyên trách cấp xã có trình độ đại học, được chuẩn hoá về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng công tác.
- Đạt trên 80% công chức cấp xã có trình độ đại học (không bao gồm cán bộ, công chức làm việc tại các xã vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
6. Cải cách tài chính công
- 100% cơ quan hành chính các cấp thực hiện đúng quy định về cơ chế tự chủ về sử dụng kinh phí quản lý hành chính.
- Thực hiện theo quy định về các danh mục dịch vụ sự nghiệp công lập, định mức kinh tế - kỹ thuật; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành Trung ương.
7. Xây dựng và phát triển chính quyền điện tử
- Tối thiểu 50% chế độ báo cáo, chỉ tiêu tổng hợp báo cáo định kỳ và báo cáo thống kê về kinh tế - xã hội phục vụ sự chỉ đạo, điều hành được kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu số trên Hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh, Chính phủ;
- 40% đối với cơ quan chuyên môn cấp huyện và 30% đối với UBND cấp xã được xử lý trên môi trường mạng.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn