Chiều ngày 24/7, Đoàn công tác Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã khảo sát “tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong thời kỳ đổi mới” tại huyện Tây Sơn.

Thứ năm - 25/07/2024 08:47
Đoàn công tác Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Hồ Hải - Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn cùng thầy cô là Phó Giáo sư, Tiến sĩ đang công tác, giảng dạy tại Viện Nhà nước và Pháp luật thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Chiều ngày 24/7, Đoàn công tác Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã khảo sát “tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong thời kỳ đổi mới” tại huyện Tây Sơn.

Tham dự buổi làm việc có đồng chí Nguyễn Huỳnh Huyện - Phó Trưởng ban Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; đồng chí  Nguyễn Văn Thứ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện; đồng chí Bùi Văn Mỹ - Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban nhân dân huyện cùng lãnh đạo Hội đồng nhân dân, lãnh đạo các phòng, ban, ngành của huyện.
Tại buổi làm việc, lãnh đạo huyện Tây Sơn đã báo cáo kết quả tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện, cấp xã trên địa bàn huyện, trong đó tập trung một số nội dung như: Công tác chỉ đạo, điều hành, phổ biến quán triệt các quy định về xây dựng, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương. Kết quả xây dựng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương: Số lượng, chất lượng HĐND cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026; Số lượng, chất lượng, cơ cấu, thành phần Thường trực HĐND cấp huyện, cấp xã; Số lượng, chất lượng, thành viên các Ban HĐND cấp huyện, cấp xã. Cơ cấu tổ chức UBND cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026; Số lượng, chất lượng thành viên UBND cấp huyện, cấp xã nhiệm kỳ 2021 - 2026. Về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Hoạt động của chính quyền địa phương: Về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện, cấp xã theo các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương; Về mối quan hệ giữa UBND với cấp ủy Đảng, Mặt trận Tổ quốc; các tổ chức đoàn thể trong hệ thống chính trị ở cấp huyện, cấp xã và ở cấp xã với thôn, khu phố; Về phân quyền, phân cấp, ủy quyền giữa UBND cấp tỉnh với cấp huyện và của cấp huyện với cấp xã.
Nhiều Cách làm hay, mô hình mới trong xây dựng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương: Thực hiện mô hình mới về tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh của địa phương. Thực hiện chủ trương Bí thư cấp ủy không phải là người địa phương. Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả theo Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Các mô hình mới trong công tác Cải cách hành chính.
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng, tổ chức và hoạt động của chính quyền cấp huyện, cấp xã đạt hiệu lực, hiệu quả trong thời gian tới, huyện Tây Sơn có một số giải pháp, kiến nghị như sau: Về phân cấp, phân quyền: Hoàn thiện thể chế về phân quyền, phân cấp giữa các cấp chính quyền theo hướng đề cao vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phát huy chủ động, sáng tạo, hiệu quả trong hoạt động quản lý của chính quyền cấp huyện, cấp xã. Về tinh giản biên chế và chế độ chính sách: Kiến nghị cấp có thẩm quyền sớm hoàn thiện chính sách cải cách tiền lương để cán bộ, công chức, viên chức yên tâm công tác và cống hiến trong bối cảnh công việc ngày càng nhiều, tính chất, mức độ ngày càng phức tạp, trong khi đó biên chế ngày càng giảm theo lộ trình. Gắn tinh giản biên chế với tăng chế độ đãi ngộ cho cán bộ, công chức, viên chức. Về xác định số lượng cán bộ, công chức cấp xã: Nghị định số 33/2023/NĐ-CP ngày 10/6/2023 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định xác định số lượng theo loại đơn vị hành chính và theo quy mô diện tích, dân số từng xã. Điều này tạo điều kiện cho các xã, thị trấn có quy mô diện tích và dân số lớn tăng thêm số lượng cán bộ, công chức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, số lượng công việc của xã, thị trấn là như nhau, không phân biệt là xã loại I, loại II hay loại III. Kiến nghị về số lượng cán bộ, công chức cấp xã nên giao số lượng như nhau, số lượng cán bộ, công chức cấp xã tăng thêm của từng xã, thị trấn xác định theo quy mô diện tích và dân số.
Cũng tại buổi làm việc, Đoàn công tác Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã nắm bắt, làm rõ thêm một số kết quả, khó khăn, hạn chế và cách làm hay, mô hình mới trong xây dựng tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trên địa bàn huyện Tây Sơn.
Kết thúc buổi khảo sát, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trương Hồ Hải - Viện trưởng Viện Nhà nước và Pháp luật Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã trân trọng cảm ơn lãnh đạo huyện Tây Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho đoàn công tác hoàn thành tốt nhiệm vụ và đây cũng chính là dữ liệu để tổ chức Hội thảo khoa học cấp Bộ “Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương trong thời kỳ đổi mới - từ thực thiễn tỉnh Bình Định” được tổ chức tại tỉnh Bình Định vào ngày 27/7 tới.

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập37
  • Hôm nay3,292
  • Tháng hiện tại138,287
  • Tổng lượt truy cập7,056,265
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây