Dự hội nghị, về phía tỉnh: Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật; Trung tâm Khuyến nông tỉnh; Về phía huyện: Thường trực HĐND huyện; Thường trực UBMTTQVN huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, Hội Nông dân huyện, Huyện đoàn Tây Sơn; Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị: Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Tài nguyên và Môi trường huyện, Tài chính - Kế hoạch huyện, Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, Hạt Kiểm lâm huyện, Xí nghiệp Thủy lợi V, Chi cục Thống kê khu vực Tây Sơn - Vĩnh Thạnh, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, Văn phòng HĐND và UBND huyện; Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn; Lãnh đạo HTX Nông nghiệp trên địa bàn huyện; Lãnh đạo các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp.
Trong năm 2022, tuy gặp nhiều yếu tố bất lợi, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, song dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của huyện Tây Sơn, sự nỗ lực cố gắng của ngành nông nghiệp, các xã, thị trấn và nhân dân, tình sản xuất nông nghiệp năm 2022 trên địa bàn huyện tiếp tục đạt được nhiều kết quả quan trọng. Giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản 10 tháng đầu năm 2022 ước đạt 1.620,54 tỷ đồng, tăng 3,5% so cùng kỳ. Trong đó, giá trị sản xuất nông nghiệp ước đạt 1.516 tỷ đồng, tăng 3%; giá trị sản xuất lâm nghiệp ước đạt 88,69 tỷ đồng, tăng 12,5% và giá trị sản xuất thủy sản ước đạt 15,03 tỷ đồng, tăng 8,9% so cùng kỳ năm 2021.
Năm 2202, huyện Tây Sơn gieo trồng trên 10.000 ha lúa và 6.244 ha cây trồng cạn các loại như đậu phụng, mè, bắp, mì và rau, đậu các loại. Nông dân đã tập trung đầu tư thâm canh, áp dụng quy trình kỹ thuật vào chăm sóc nên các loại cây trồng đều phát triển tốt. Năng suất lúa bình quân ước đạt 69,2 tạ/ha, sản lượng trên 70.900 tấn, tăng trên 1,5 ngàn tấn so với cùng kỳ năm 2021. Huyện đã chuyển đổi trên 441 ha đất lúa, đất mía, đất mì kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng cạn. Diện tích, năng suất các loại cây trồng cạn đều tăng và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch. Thực hiện 18 cánh đồng mẫu lớn, cánh đồng liên kết sản xuất lúa với diện tích 1.080 ha.
Trên lĩnh vực chăn nuôi, công tác chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc gia cầm được chú trọng nên đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định. Trong 2 đợt, đã tiêm phòng bệnh lở mồm long móng trâu bò đạt hơn 82,4% và tiêm phòng khép kín vacxin cúm cho 195.000 con gia cầm. Công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy chữa cháy rừng được chú trọng. Tiếp tục thực hiện khoán quản lý, bảo vệ trên 16 ngàn ha rừng tự nhiên phòng hộ, liên kết sản xuất và cấp chứng chỉ rừng trồng cho khoảng 1.000 ha. Khai thác và trồng lại sau khai thác trên 500 ha rừng, năng suất gỗ bình quân đạt 90 tấn/ha.
Về kế hoạch sản xuất cả năm 2023, toàn huyện phấn đấu sản xuất 10.121 ha lúa, năng suất bình quân đạt 69,3 tạ/ha, sản lượng đạt 70.199 tấn; trồng 1.699 ha đậu phụng, 787 ha bắp , 580 ha mè, 1.260 ha mì và 1.690 ha rau các loại,… Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên diện tích 715,8 ha, thực hiện 19 cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích 1.500 ha. Riêng vụ Đông Xuân 2022 - 2023, huyện phấn đấu sản xuất 5.238 ha lúa, năng suất đạt 71 tạ/ha, sản lượng 37.514 tấn và sản xuất 3.322 cây trồng cạn các loại.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số vấn đề liên quan những khó khăn trong sản xuất vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023, thống nhất một số biện pháp sản xuất vụ Đông Xuân năm 2022 - 2023.
Kết luận hội nghị đồng chí Nguyễn Văn Khánh - Phó Chủ tịch UBND huyện ghi nhận và đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của ngành nông nghiệp, sự nỗ lực cố gắng của các cơ quan, đơn vị trong sản xuất nông nghiệp năm 2022. Đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế ngành nông nghiệp cần sớm khắc phục để để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch sản xuất trong thời gian tới, trước mắt tập trung triển khai các giải pháp để sản xuất vụ Đông Xuân 2022 -2023 đạt kết quả cao. Khuyến cáo người dân xuống giống đúng lịch thời vụ, cơ cấu giống, đảm bảo diện tích theo kế hoạch đề ra. Các HTX là đơn vị trung gian cung cấp nước tưới đầy đủ, đảm bảo cho nông dân gieo sạ, đồng thời đổi mới các phương thức quản lý, tăng các loại hình sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng hoạt động. Tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, dần hình thành những mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm đầu ra cho các sản phẩm hàng hóa, từng bước đăng ký mã vùng, đăng ký thương hiệu cho một số sản phẩm hàng hóa của huyện. Tăng cường ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật, đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đẩy mạnh thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang cây trồng khác hiệu quả kinh tế cao hơn. Các ngành chuyên môn cần tập trung nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả cao theo hướng mở rộng diện tích cây hàng hóa có năng suất, chất lượng, giá trị kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ. Các doanh nghiệp cung ứng giống, vật tư nông nghiệp trên địa bàn huyện cung cấp những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý để người dân đầu tư sản xuất. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng, tuần tra, truy quét rừng kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Nguyệt Ánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn