Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022

Thứ hai - 22/08/2022 10:15
Ngày 17/8/2022, UBND huyện ba hành Kế hoạch số 188/KH-UBND về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022, tổng diện tích chuyển đổi là 176,7 ha (trong đó cây hàng năm 161ha, cây lâu năm 6,3 ha, trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản 3,1ha).
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2022

1. Mục đích: Chuyển đổi diện tích lúa không ổn định hoặc không đảm bảo nguồn nước tưới trong quá trình sản xuất sang trồng các loại cây trồng hàng năm, cây lâu năm hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản trên cơ sở vừa nâng cao hiệu quả sử dụng đất, vừa duy trì quỹ đất trồng lúa, bảo đảm an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp ở các xã, thị trấn trong huyện nhằm khai thác được lợi thế về đất đai, điều kiện tự nhiên của từng vùng, tạo thuận lợi để phát triển nông nghiệp bền vững; hình thành các vùng sản xuất chuyên canh với khối lượng sản phẩm lớn, tạo thành vùng sản xuất hàng hóa hiệu quả cao, phục vụ cho việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp của huyện.
2. Yêu cầu: Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và phải đi liền với bảo vệ đất lúa; bảo đảm khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ sản xuất nông nghiệp từng vùng, từng khu vực. Diện tích chuyển đổi phải nằm trong quy hoạch (hoặc kế hoạch) chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3. Giải pháp thực hiện
a) Thông tin, tuyên truyền - Tuyên truyền vận động, hướng dẫn thực hiện chủ trương chuyển đổi diện tích lúa không đảm bảo đủ nước tưới cho sản xuất, năng suất thấp, kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. - Tuyên truyền phổ biến rộng rãi chủ trương, kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng; các chính sách, quy hoạch, đề án liên quan đến kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến toàn thể người dân nhằm thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện đạt hiệu quả cao nhất. Tuyên truyền, vận động người dân thay đổi tư duy, phương thức từ quy mô hộ sang hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết sản xuất; lấy hiệu quả của sản xuất làm mục tiêu, sản xuất theo quy hoạch và yêu cầu của thị trường để tăng hiệu quả sản xuất.
b) Về tổ chức sản xuất: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp, bảo đảm chất lượng giống, các loại vật tư phục vụ sản xuất; tập trung phát triển hạ tầng (điện, đường, thủy lợi…) tạo thuận lợi cho sản xuất, thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp của các vùng chuyển đổi. Tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, tạo điều kiện doanh nghiệp, hợp tác xã hỗ trợ nông dân phát triển hàng hóa nông sản. Tổ chức liên kết chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân (từ khâu cung ứng giống, vật tư, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, thu mua, tiêu thụ sản phẩm).
c) Về tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật: Xác định cơ cấu cây trồng, loài thủy sản phù hợp với từng vùng chuyển đổi, từng chất đất, tập quán canh tác của người dân và nhu cầu của thị trường; tăng cường việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất phù hợp với từng loại cây trồng nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đẩy mạnh việc ứng dụng các giống cây trồng mới có năng suất cao, chất lượng tốt chống chịu với sâu, bệnh…; ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để hạn chế các yếu tố bất lợi trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp của vùng chuyển đổi.
d) Về nguồn lực: Thực hiện chính sách của UBND tỉnh theo Quyết định số 43/QĐ-UBND ngày 05/8/2021 về việc ban hành Quy định chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định; Quyết định số 38/2019/QĐ-UBND ngày 19/7/2019 về ban hành quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2019 - 2025. Lồng ghép các nguồn vốn hợp pháp khác như: Nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa và Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/7/2019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung. Huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, hợp tác xã, cá nhân và các nguồn vốn hợp pháp khác.

File đính kèm

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập6
  • Hôm nay592
  • Tháng hiện tại15,678
  • Tổng lượt truy cập6,753,640
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây