Mục đích: Chủ động ứng phó trước mọi tình huống thiên tai xảy ra trên địa bàn huyện. Huy động các nguồn lực để chủ động ứng phó có hiệu quả trước tình huống thiên tai có thể xảy ra. Thường xuyên quán triệt và thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng phương án ứng phó với thiên tai sát với tình hình thực tế của địa phương, nhằm nâng cao năng lực ứng phó thiên tai của các tổ chức, đơn vị, góp phần hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra. Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm trên địa bàn; bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản, nhà cửa của Nhân dân, các công trình giao thông, thông tin liên lạc hoạt động thông suốt, bảo đảm an ninh trật tự trong thời gian xảy ra thiên tai. Xác định cụ thể những khu vực nguy hiểm, số hộ dân, số người dân cần phải sơ tán, địa điểm sơ tán đến, hậu cần nơi đến sơ tán, phương tiện và nhân lực thực hiện để chủ động triển khai ứng phó thiên tai trong điều kiện dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn huyện. Nâng cao năng lực xử lý các tình huống, sự cố do thiên tai gây ra.
Yêu cầu: Quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “04 tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) + 5K (khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách, không tập trung, khai báo y tế) + Vắc xin; bảo đảm nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương, có hiệu quả sau thiên tai. Nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả của các cấp, các ngành. Xác định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong hoạt động phòng, chống thiên tai theo quy định của pháp luật. Tăng cường thông tin, tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng tránh và ứng phó thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư. Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng để phát huy ý thức tự giác, chủ động phòng, tránh thiên tai của người dân.
Phương án cụ thể được phê duyệt: Công tác truyền thông; Tổ chức ứng phó; Phương án sơ tán dân; Phương án đảm bảo an toàn cho các hồ chứa nước; Phương án đảm bảo an toàn đê điều; Phương án đảm bảo giao thông, vận tải; Trường hợp thiên tai xảy ra cùng thời điểm với dịch Covid-19.
Tổ chức thực hiện: Kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS năm 2022; rà soát phương án ứng phó thiên tai (trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp năm 2022) phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Tăng cường kiểm tra, tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác xây dựng cơ bản, đặc biệt là công trình sửa chữa, nâng cấp, tu bổ hồ chứa, đê điều, cầu cống và các công trình liên quan đến phòng, chống thiên tai năm 2022. Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ, kịp thời và chính xác của các đơn vị, các cấp, phòng, ban, ngành, các tổ chức, đoàn thể,… trong công tác phòng tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS huyện được phân công phụ trách địa bàn kiểm tra tình hình triển khai công tác phòng, chống thiên tai năm 2022 của các địa phương và báo cáo kết quả về Thường trực Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS huyện, UBND huyện để chỉ đạo thực hiện. Các cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS huyện thường xuyên theo dõi chặt chẽ mọi diễn biến của thiên tai, bão, lũ lụt và tham mưu cho Ban Chỉ huy chỉ đạo tốt công tác phòng, tránh, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, đồng thời nghiêm túc thực hiện chế độ trực ban, thông tin, báo cáo phục vụ công tác chỉ huy, chỉ đạo chung của huyện./.
Quang Dương
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn