CÔNG ĐIỆN 14: Ứng phó áp thấp nhiệt đới

Thứ ba - 26/10/2021 07:34
Ngày 25/10/2021, Trưởng ban Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự huyện đã ký Công điện số 14 về ứng phó áp thấp nhiệt đới.
CÔNG ĐIỆN 14: Ứng phó áp thấp nhiệt đới

Theo bản tin của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Định, vào lúc 02 giờ ngày 25/10/2021; Hồi 01 giờ ngày 25/10/2021, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở 10,5 độ Vĩ Bắc; 115,2 độ Kinh Đông, cách đảo sông Tử Tây khoảng 140 km về phía Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 km và có khả năng mạnh lên thành bão. Đến 01 giờ ngày 26/10/2021, vị trí tâm bão ở khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 111,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa.
Vùng nguy hiểm trên Biển Đông trong 24 giờ tới (gió mạnh cấp 6 trở lên, giật từ cấp 8 trở lên): Từ vĩ tuyến 10,0 đến 14,0 độ Vĩ Bắc; phía Tây kinh tuyến 113,5 độ Kinh Đông.
Dự báo, do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoạt động của đới gió Đông trên cao nên ngày và đêm nay (25/10) ở khu vực huyện Tây Sơn có mưa vừa đến to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 40 - 80mm, có nơi trên 100mm.
Thực hiện Công điện số 16/CĐ-PCTT hồi 10 giờ 30 phút ngày  25/10/2021 của Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS tỉnh Bình Định, để chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) có khả năng mạnh lên thành bão, mưa lớn diện rộng trên địa bàn huyện, Chủ tịch UBND huyện - Trưởng ban Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS huyện yêu cầu Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS các xã, thị trấn; chủ các công trình thủy lợi; thủ trưởng các phòng, ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn huyện khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
1. Tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện số 1420/CĐ-TTg ngày 23/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ để ứng phó, khắc phục tình hình mưa, lũ và vùng áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trên biển Đông.
2. Theo dõi chặt chẽ diễn biến áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), mưa lũ, thông tin cảnh báo kịp thời đến chính quyền và người dân để chủ động phòng, tránh.
3. Chủ động rà soát, chuẩn bị sẵn sàng phương án ứng phó với mưa lớn, ngập lụt, lũ, lũ quét, sạt lở đất có thể xảy ra trong những ngày tới. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời dân ra khỏi vùng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở đất khi có yêu cầu, đồng thời đảm bảo quy định về phòng chống dịch Covid-19; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm theo phương châm “bốn tại chỗ” để ứng phó với áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), mưa lớn diện rộng có khả năng gây lũ, ngập lụt.
4. Triển khai các biện pháp bảo vệ sản xuất, kiểm tra, rà soát phương án đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, công trình hồ đập và khu vực hạ du, nhất là các hồ xung yếu, các công trình đang thi công, xây dựng; bố trí lực lượng, vật tư, máy móc, thiết bị sẵn sàng ứng phó, xử lý khi có tình huống.
5. Chủ động bố trí lực lượng, phương tiện tại các khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, nhất là các vị trí sạt lở chia cắt giao thông.
6. Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện và đài phát thanh các xã, thị trấn thường xuyên đưa tin về diễn biến áp thấp nhiệt đới (ATNĐ), mưa lũ để người dân biết và chủ động phòng tránh.
7. Tổ chức trực ban nghiêm túc 24/24 giờ, báo cáo về UBND huyện, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và Phòng thủ dân sự huyện để chỉ đạo./.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập26
  • Hôm nay7,273
  • Tháng hiện tại49,049
  • Tổng lượt truy cập6,159,555
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây