Nâng cao Chỉ số Quản trị môi trường trong bộ Chỉ số quản trị và hành chính công (PAPI)

Thứ sáu - 20/09/2024 14:48
Theo Công văn số 2681/STNMT-CCBVMT ngày 02/8/2024 của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định về việc nâng cao Chỉ số Quản trị môi trường trong bộ Chỉ số quản trị và hành chính công (PAPI). Nhằm đảm bảo triển khai thực hiện tốt các nội dung trọng tâm trong công tác quản lý môi trường trên địa bàn huyện để nâng cao Chỉ số nội dung Quản trị môi trường, Chỉ số cơ sở hạ tầng căn bản năm 2024 trên địa bàn huyện.
Nâng cao Chỉ số Quản trị môi trường trong bộ Chỉ số quản trị và hành chính công (PAPI)

Chủ tịch UBND huyện đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện một số nhiệm vụ sau:
1. Đối với tiêu chí Nghiêm túc trong bảo vệ môi trường
1.1. Giao Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện phối hợp với các phòng, ban và UBND các xã, thị trấn tham mưu UBND huyện triển khai thực hiện các nội dung sau:
- Giải quyết tất cả các vấn đề môi trường được người dân phản ánh một cách nhanh chóng, triệt để; thực hiện đúng Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường theo Quyết định số 174/QĐ-BTNMT ngày 24/01/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Đồng thời nhanh chóng giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri, phản ánh qua đường dây nóng, thông tin phản ánh từ báo chí,… đối với các vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện.
- Thông tin, hướng dẫn cho người dân biết về hệ thống trực tuyến tiếp nhận, xử lý, trả lời phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư, trong đó có phản ánh, kiến nghị về bảo vệ môi trường để người dân có thể phản ánh nhanh chóng, thuận tiện.
- Xây dựng, triển khai kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường hằng năm và thực hiện kiểm tra đột xuất đối với các cơ sở có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Xử phạt nghiêm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Tiếp nhận và giải quyết đúng hạn đối với các hồ sơ đề xuất cấp giấy phép môi trường của các dự án đầu tư và các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn.
- Triển khai thực hiện Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 07/3/2024 của UBND huyện về triển khai phân loại, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn huyện. Phấn đấu triển khai đồng bộ công tác phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện kể từ ngày 01/01/2025 theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
1.2. Giao UBND các xã, thị trấn phối hợp với các phòng, ban liên quan thực hiện các nội dung sau:
- Chú trọng thực hiện việc công khai thông tin về bảo vệ môi trường; tăng cường chia sẻ thông tin, số liệu về bảo vệ môi trường tại địa phương cho cộng đồng dân cư (tại trụ sở đơn vị và trong các buổi sinh hoạt cộng đồng). Truyền thông kết quả công tác quản lý, bảo vệ môi trường cho người dân trên địa bàn để người dân nắm bắt công tác quản lý môi trường và tình hình môi trường tại địa phương.
- Phát triển phong trào quần chúng, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ môi trường; gắn bảo vệ môi trường với Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; đưa nội dung bảo vệ môi trường vào các hương ước, quy ước khu dân cư, phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trong công tác bảo vệ môi trường; phát động các phong trào Chủ nhật xanh, tuyến đường tự quản, khu dân cư tự quản về môi trường để đẩy mạnh phong trào người dân tham gia bảo vệ môi trường.
2. Đối với tiêu chí chất lượng môi trường không khí
2.1. Giao Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, các phòng, ban liên quan và UBND các xã, thị trấn tham mưu UBND huyện triển khai thực hiện các giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030 theo Kế hoạch số 119/KH-UBND ngày 10/5/2023 của UBND huyện; trong đó tập trung các nội dung sau:
- Đầu tư, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông nhằm giảm thiểu bụi phát sinh trên các tuyến đường giao thông.
- Giám sát các công trình xây dựng và các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, đất đá thải tại các công trình xây dựng trên địa bàn trong việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh.
2.2. Giao UBND các xã, thị trấn phối hợp với các phòng, ban liên quan thực hiện các nội dung sau:
- Xử lý triệt để, không để phát sinh các bãi rác tự phát. Giám sát, xử lý tình trạng đổ rác thải bừa bãi của người dân trên địa bàn; nghiêm túc không để tình trạng này tiếp diễn.
- Kiểm tra công tác xử lý chất thải, vệ sinh môi trường tại các hộ chăn nuôi, cơ sở chăn nuôi; không để xảy ra phản ánh, khiếu nại về ô nhiễm môi trường từ các hộ chăn nuôi.
3. Đối với tiêu chí chất lượng môi trường nước
3.1. Giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, các phòng, ban liên quan và UBND các xã, thị trấn tham mưu UBND huyện triển khai thực hiện việc tăng cường đầu tư hệ thống cấp nước sạch tập trung cho người dân để nâng cao tỷ lệ sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung.
3.2. Giao UBND các xã, thị trấn phối hợp với các phòng, ban liên quan thực hiện các nội dung sau:
- Rà soát, kiểm tra, không để người dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh xả nước thải chưa xử lý vào nguồn nước.
- Không để người dân đổ rác thải, nước thải xuống các kênh, mương. Phổ biến các quy định về quản lý rác thải sinh hoạt nói chung và rác thải trên kênh, mương nói riêng như: Điều 75, 76 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; khoản 2 Điều 8 của Luật Thủy lợi năm 2017; Điều 20 Nghị định số 03/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai, thủy lợi, đê điều; điểm d khoản 2 Điều 25 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi xả thải rác thải sinh hoạt và chất thải nhựa vào các tuyến sông, kênh, mương trên địa bàn.
- Tiến hành thu gom chất thải tại các kênh mương; cải tạo ao, hồ, kênh, mương, sông, suối chảy qua các đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm,…
3.3. Giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng và Phát triển quỹ đất huyện phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, các phòng, ban liên quan và UBND các xã, thị trấn tham mưu UBND huyện triển khai thực hiện đầu tư, xây dựng hệ thống thu gom nước mưa, nước thải trên địa bàn theo ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Anh Tuấn tại Hội nghị trực tuyến triển khai công tác bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định tại Thông báo số 352/TBUBND ngày 01/12/2022. Theo đó, đối với các khu đô thị mới bắt buộc phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, từng bước xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở các khu đô thị lớn có hạ tầng đầy đủ. Đối với các khu đô thị cũ, từng bước cải tạo, hoàn thiện hệ thống xử lý nước thải khi đảm bảo nguồn kinh phí.
3.4. Giao Ban Quản lý Cấp và Thoát nước huyện phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện, các phòng, ban liên quan và UBND các xã, thị trấn tham mưu UBND huyện triển khai thực hiện tăng tần suất thu gom rác thải, đảm bảo đạt tần suất 01 ngày/lần đối với khu vực đô thị và 02 ngày/lần đối với khu vực nông thôn; đạt chỉ tiêu về thu gom rác thải do Chủ tịch UBND tỉnh giao. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thu gom, vận chuyển rác thải của các đơn vị thu gom rác thải.
4. UBND các xã, thị trấn tập trung thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:
- Định kỳ vào tháng 12 hằng năm, xây dựng kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn gửi về Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện để tổng hợp trình UBND huyện xem xét phê duyệt kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường của năm kế tiếp trên địa bàn huyện.
- Vận động các hộ gia đình tham gia dịch vụ thu gom rác. Tổ chức triển khai dịch vụ thu gom rác thải sinh hoạt ở các địa bàn chưa có dịch vụ thu gom rác.
- Khuyến khích thành lập và duy trì các tổ tự quản về môi trường tại khu dân cư; thường xuyên tổ chức ra quân thu gom rác thải trên địa bàn.
- Tiến hành thu gom nước mưa, nước thải trên địa bàn; yêu cầu các hộ gia đình thực hiện thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh.
- Yêu cầu các hộ chăn nuôi thực hiện đúng quy định của Luật Chăn nuôi về số lượng vật nuôi tối đa được phép chăn nuôi tại nông hộ; thực hiện các biện pháp xử lý chất thải, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi.
- Thực hiện tốt tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; trong đó, chú trọng yêu cầu thực hiện đảm bảo công tác thu gom và xử lý rác thải, bao bì thuốc BVTV sau sử dụng, vệ sinh môi trường trong hoạt động chăn nuôi.
- Tiếp nhận Đăng ký môi trường đối với các dự án trên địa bàn; tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường của chủ đầu tư đã cam kết trong Bản đăng ký môi trường theo thẩm quyền.
- Phối hợp với các chủ dự án tổ chức tốt việc tham vấn cộng đồng trong quá trình lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
- Phối hợp với các đơn vị quản lý công trình thủy lợi thu dọn rác thải trên kênh, mương thường xuyên. Đồng thời, để thuận lợi cho công tác thu dọn rác thải, có thể lắp đặt các lưới chắn rác tại một vài điểm cố định trên các tuyến kênh, mương.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay2,467
  • Tháng hiện tại69,914
  • Tổng lượt truy cập6,807,876
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây