Chủ động phòng, chống sốt xuất huyết

Thứ ba - 14/06/2022 07:55
Hiện đang vào mùa hè, thời tiết nắng nóng, thỉnh thoảng có mưa, là môi trường thuận lợi cho muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết phát triển. Huyện Tây Sơn đã và đang chủ động các biện pháp phòng, chống, bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Xã đoàn Bình Tường ra quân diệt lăng quăng, bọ gậy
Xã đoàn Bình Tường ra quân diệt lăng quăng, bọ gậy

Từ đầu năm đến nay, trên địa bàn huyện ghi nhận 32 ca mắc sốt xuất huyết ( Phú Phong: 1; Bình Hòa 2; Bình Nghi 1; Bình Thành 11; Bình Thuận 1; Bình Tường 10; Tây Phú 1; Tây Xuân 3; Tây Vinh 2), trong đó từ tháng 4/2022 đến nay ghi nhận 30 ca. Đặc biệt, trong tháng 5/2022, phát hiện 3 ổ dịch (02 ổ dịch ở xã Bình Tường ( 09 người) và 01 ổ dịch ở xã Bình Thành (03 người).
Đây là bệnh phát triển theo mùa hằng năm, để chủ động phòng, chống, giảm tối đa số ca mắc sốt xuất huyết (SXH), ngành y tế và các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông nhằm huy động chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và đặc biệt là người dân thường xuyên thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại cộng đồng. Đặc biệt, UBND các xã, thị trấn, ban, ngành, đoàn thể liên quan thường xuyên triển khai quyết liệt chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy tại các khu vực dân cư, cơ quan, đơn vị, trường học,… có nguy cơ cao bùng phát dịch. Cần rà soát, tư vấn, hướng dẫn xử lý triệt để các ổ chứa nước, nơi sinh sản của muỗi trên địa bàn, nhất là trước, trong và sau các đợt mưa, mùa mưa.
Trung tâm Y tế huyện Tây Sơn đã thành lập các đội chống dịch cơ động, đội cấp cứu lưu động, sẵn sàng điều tra, xác minh, đánh giá, xử lý ổ dịch sốt xuất huyết và hỗ trợ tuyến dưới trong việc khống chế ổ dịch, cấp cứu, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm sốt xuất huyết khi cần thiết. Nếu có ca nhiễm sẽ nhanh chóng lấy mẫu xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh; xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng. Chuẩn bị đầy đủ hóa chất khử khuẩn, vật tư, trang thiết bị và nhân lực, sẵn sàng hỗ trợ, triển khai các hoạt động phòng, chống dịch kịp thời, hiệu quả.
Hiện nay, bệnh SXH không có thuốc điều trị đặc hiệu, người mắc bệnh nên được theo dõi, điều trị, uống bổ sung nhiều nước, uống thuốc hạ sốt và theo dõi kỹ tình hình sức khỏe. Cần đặc biệt lưu ý các triệu chứng của người bệnh, nhất là trẻ em để cho nhập viện ngay nếu không sẽ nguy kịch. Nếu trẻ xuất hiện một số triệu chứng như lừ đừ, mệt mỏi, ói nhiều, đau bụng, xuất huyết niêm mạc, xuất huyết chân răng, mũi,… cần nhập viện ngay và tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Nếu để tình trạng sốc kéo dài, bệnh nhi có thể tổn thương nhiều cơ quan, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Ông Bùi Văn Mỹ, Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn: Để đẩy mạnh và thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống SXH, UBND các xã, thị trấn cần tập trung chỉ đạo và huy động lực lượng  phối hợp ngành y tế triển khai hiệu quả chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy trên địa bàn, bảo đảm tất cả các hộ gia đình nguy cơ cao phải được kiểm tra; giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức diệt lăng quăng, bọ gậy; tăng cường kiểm tra, giám sát, tập trung chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, lồng ghép công tác chỉ đạo phòng, chống dịch SXH tại các điểm nóng, các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch SXH.
Với sự chủ động, vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành. Song, rất cần có sự chung tay của các gia đình trong việc thực hiện khuyến cáo của ngành Y tế về các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết, có như vậy mới hạn chế tối đa số trường hợp mắc bệnh và lây lan, góp phần nâng cao sức khỏe người dân.
Văn Phong

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay113
  • Tháng hiện tại108,981
  • Tổng lượt truy cập6,693,396
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây