Cuốn hút và nồng nhiệt với Ngày hội Văn hóa - Thể thao dân tộc miền núi năm 2022

Thứ tư - 08/06/2022 07:45
Ngày 03/6/2022, tại xã miền núi Vĩnh An, huyện Tây Sơn tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao xã Vĩnh An mở rộng năm 2022. Ngày hội đã thu hút gần 200 nghệ nhân, vận động viên, diễn viên đến từ 5 làng của xã Vĩnh An (làng Kon Giang, Kon Giọt 1, Kon Giọt 2, Kon Mon, Xà Tang) và 2 đội khách mời là làng M6 (xã Bình Tân) và làng Cam (xã Tây Xuân) tham gia tranh tài ở các môn thi: Bắn nỏ (nam - nữ), đẩy gậy (nam - nữ), kéo co phối hợp nam nữ; các trò chơi dân gian như: Thi giã gạo, nấu cơm lam; diễn tấu cồng chiêng và múa xoang.
Các VĐV và CĐV cháy hết mình dưới cái nắng khắc nghiệt
Các VĐV và CĐV cháy hết mình dưới cái nắng khắc nghiệt

Để tham gia tốt nhất các môn thi do Ban Tổ chức đưa ra, các đơn vị, địa phương đã tích cực tập luyện, chuẩn bị kỹ nội dung, nguyên vật liệu để đóng góp cho ngày hội những tiết mục đặc sắc nhất. Ngày hội diễn ra vào giai đoạn cao điểm của những ngày nắng tháng 6. Dù vậy, sự góp mặt của hàng trăm cổ động viên nhiệt thành đã mang đến nhiều thành công và để lại ấn tượng tốt.
Trong các môn thể thao tham gia thi đấu đợt này, sôi động, cuốn hút nhất nhất ở môn đẩy gậy và kéo co. Địa điểm tổ chức thiếu bóng mát, thời gian tổ chức liên tiếp, kéo dài, điều kiện thi đấu khá khắc nghiệt, nhiệt độ ngoài trời cao điểm đạt trên 350C. Nhưng không khí thi đấu chưa khi nào giảm nhiệt. Những đôi mắt của các cụ ông, cụ bà cứ đăm chiêu, hồi hộp, chờ đợi dưới mái tóc lấp lánh ánh bạc xen lẫn trong tiếng hò reo, cổ vũ của nam nữ thanh thiếu niên hay những đứa trẻ đầu trần phơi nắng cứ gián chặt mắt vào các cặp đôi đang thi đấu không một phút sao nhãng.
Lọt thỏm trong lòng mẹ là cậu con trai chừng 2 tuổi, bên cạnh còn có anh trai lớn chừng 4 tuổi, ba mẹ con chị Đinh Thị Sang cứ giữ nguyên vị trí ngồi cổ vũ trận đấu từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. Chị Sang vui vẻ chia sẻ: Tôi rất thích những ngày hội như thế này, trước kia khi còn trẻ cũng từng tham gia một vài môn thi đấu do làng tổ chức. Giờ lớn tuổi không tham gia được, chỉ xem và cổ vũ cho các đội. Công việc nhà có nhiều đến mấy, tôi cũng sắp xếp như sáng nay tranh thủ cho bò, dê, heo,… ăn uống đâu vào đó mới đưa con đi xem. Để cho con mình cũng biết, học hỏi, mai này thi đấu chẳng hạn.

20220603 162247

Kéo co là một trong những môn làm hao hụt thể lực lớn nhất đối với các VĐV, có VĐV bị thương, gục ngã sau khi liên tục thi đấu qua nhiều vòng loại. Tuy vậy, sự cổ vũ cuồng nhiệt của đồng đội và dân làng, luôn thúc giục VĐV thi đấu, cống hiến hết mình để mang vinh quang về cho đơn vị. Em Đinh Thị Đông một vận động viên tham gia thi kéo co cho làng Kon Mon chia sẻ: Lần đầu tiên em tham gia môn thi này trên tinh thần vui là chính. Nhưng có giải thì vui hơn, đem vinh dự về cho làng mình. Em thi đấu tự tin, hết mình. Đồng thời cổ vũ, tiếp sức cho đồng đội để họ có động lực thi đấu tốt hơn. Qua đó cũng học hỏi nhiều kinh nghiệm để phát triển thêm cho làng, các năm sau thi đấu tốt hơn.

20220603 152907

Chị em tập trung cao độ trong mục thi giã gạo và nấu cơm lam

Chiều cùng ngày, tại Nhà văn hóa xã Vĩnh An, lần lượt diễn ra các môn thi giã gạo, nấu cơm lam. Chưa đến 14 giờ chiều, bà con dân làng đã tập trung đông đủ. Không phấn khích, dồn ép như cổ vũ các môn thể thao thể hiện sức mạnh. Ở các môn thi văn hóa như dã gạo, bịt mắt nấu cơm lam,… hàng trăm ánh mắt đổ dồn vào từng nhịp chày, cối gạo và đôi bàn tay thoắt thoắt của các chị, các em khéo léo sàng sảy từng mớ thóc để cho ra gạo nhanh nhất, đạt trọng lượng, chất lượng tốt nhất. Cạnh đó là những bếp lửa, ống tre, nứa, lá chuối, lá dứa đã được các đội chuẩn bị sẵn cho mục thi bịt mắt nấu cơm lam. Nếu như thi đấu thể thao là các môn để vận động viên học hỏi về kỹ thuật, rèn luyện thể lực. Thì các môn văn hóa ẩm thực là dịp để cho VĐV và cổ động viên trao dồi, giao lưu học hỏi về văn hóa lẫn nhau.
Không ngơi lớn giọng nhắc các chị em trở nướng các ống cơm lam cho đều tay. Chị Đinh Thị Sang - một cổ động viên của làng Kon Mon chia sẻ: Năm nay em thấy các đội thi hào hứng và rất hay. Em mong tổ chức nhiều nhiều hoạt động như thế này để giữ gìn truyền thống từ thế hệ em tới nhiều thế hệ sau mình nữa. Tích cực tham gia các các hoạt động để biết thềm mỗi làng, mỗi xã có cách chơi, làm rượu cần, nấu cơm lam,... như thế nào. Đây còn là dịp gặp gỡ họ hàng, bà con ở xa, mời họ tới nhà ăn bữa cơm, uống chén rượu cho thêm gần gũi.
Kết thúc một ngày với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao sôi nổi. Màn đêm buông xuống, dưới ánh đèn sân khấu, thoảng trong làn gió nhẹ đưa hương núi rừng, bà con có những phút giây thư giãn, tận hưởng những tiết mục thi văn nghệ truyền thống của dân tộc ban na như diễn tấu cồng chiêng và múa xoang. Các đội tham gia mang đến những sắc màu riêng biệt nhất, đã làm cho đêm hội cồng chiêng thêm lung linh và huyền ảo. Tiếng trống, tiếng chiêng lúc êm dịu, nhẹ nhàng, lúc rộn ràng khẩn trương điều khiển những cô gái ba na  di chuyển tay chân, nhịp nhàng mô phỏng, tái hiện lại truyền thống sinh hoạt, sản xuất của đồng bào qua mỗi điệu xoang.
Ngày hội khép lại có một chút tiếc nuối, một chút lưu luyến của VĐV lẫn cổ động viên vì thời gian ngắn hơn, số lượng môn thi ít hơn. Nhưng đã mang đến rất nhiều niềm hân hoan, phấn khởi cho tất thảy những người tham gia. Qua đó, tăng cường sự hiểu biết, tình đoàn kết và giao lưu văn hóa giữa các dân tộc; đồng thời thúc đẩy quá trình bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc và đặc trưng văn hóa đồng bào các dân tộc ba na.
Kết thúc ngày hội, Ban Tổ chức đã trao trao 50 giải thưởng cho các cá nhân tập thể. Trong đó giải nhất toàn đoàn cho làng Kon Giọt 1, giải nhì toàn đoàn làng Kon Giang, giải 3 toàn đoàn làng Kon Giọt 2, các làng Kon Mon, làng Cam, làng M6, làng Xà Tang đều đạt giải khuyến khích./.

 Nguyệt Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập12
  • Hôm nay62
  • Tháng hiện tại108,930
  • Tổng lượt truy cập6,693,345
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây