Lịch thời vụ và cơ cấu giống lúa vụ Hè Thu 2024

Thứ sáu - 29/03/2024 14:20
Hiện nay, lúa vụ Đông Xuân 2023 - 2024 trên chân ruộng sạ cưỡng và chân ruộng 2 vụ trà sớm đã và đang thu hoạch. Để các địa phương chủ động trong việc chỉ đạo và triển khai sản xuất vụ Hè Thu 2024, UBND huyện ban hành lịch thời vụ và cơ cấu giống lúa vụ Hè Thu 2024 như sau:
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

1. Cây lúa
1.1.  Lịch thời vụ
- Vụ Hè: Đối với những vùng hưởng lợi từ các công trình hồ chứa, đập dâng có khả năng thiếu nước tưới cuối vụ thì các địa phương tập trung chỉ đạo thu hoạch lúa Đông Xuân đến đâu, khẩn trương làm đất và gieo sạ lúa vụ Hè đến đó, xuống giống tập trung từ cuối tháng 3 và kết thúc  giữa tháng 4/2024.
- Vụ Thu: Gieo sạ tập trung từ ngày 01/5 đến ngày 10/5/2024, kết thúc gieo sạ trước ngày 15/5/2024. Những vùng có nguy cơ thiếu nước, sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân, tiến hành làm đất và gieo sạ ngay lúa vụ Thu.
Căn cứ khung lịch thời vụ nêu trên, chỉ đạo gieo sạ đồng loạt, tập trung theo từng vùng, từng cánh đồng trong khoảng thời gian từ 5 - 7 ngày.
1.2. Cơ cấu giống
Để chủ động thích ứng với điều kiện nắng hạn, mưa lớn vào cuối vụ, cơ cấu giống vụ Hè Thu ưu tiên sử dụng các giống trung, ngắn ngày, có thời gian sinh trưởng vụ Hè dưới 95 ngày, vụ Thu dưới 105 ngày.
- Giống chủ lực:
+ Vụ Hè: ĐV 108, An Sinh 1399, Đài Thơm 8.
+ Vụ Thu: ĐV 108, ĐB 6, TBR1, VNR20, Đài Thơm 8.
- Giống bổ sung:
+ Vụ Hè: Thiên ưu 8, Bắc Thịnh, ĐB 6, VNR 10, VNR20, BĐR 27, BĐR 999, ML 232, Hà Phát 3, Khang dân 28, DT 45, ML 215.
+ Vụ Thu: Thiên ưu 8, BC 15, Bắc Thịnh, Hà Phát 3, VNR 10, ĐT 100, TBR 225, BĐR 27, ML 232, BĐR 999, Khang dân 28, DT 45, ML 215.
- Giống triển vọng: VNR 88, TBR 97, HL5, Sơn Lâm 1, DCG 66, BĐR 57, Hưng Long 555, QC 03, TBT 132, SMART 56, Hạt vàng 36,…
- Giống lúa lai: Nhị ưu 838, HYT 100.
Ngoài ra, bổ sung các giống lúa phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương: (i) vùng gieo sạ muộn thời vụ, vùng có nguy cơ thiếu nước, gieo sạ các giống lúa ngắn ngày (thời gian sinh trưởng dưới 90 ngày): PC 6, MT 10, SV 181, PY 2, QNg 128, TBR 36, HĐ 34; (ii) giống chất lượng: Hương thơm số 1, Hương Châu 6, Bắc Hương 9, Hương Xuân.
2. Cây trồng cạn
2.1. Thời vụ
Tranh thủ thu hoạch cây trồng vụ Đông Xuân để tiến hành làm đất gieo trồng các cây trồng cạn vụ Hè Thu, gieo trồng tập trung từ tháng 4 đến giữa tháng 5/2024.
2.2. Cơ cấu giống
- Giống ngô: NK 7328, SSC 557, SSC 586, PAC 339, PAC 999, PAC 789, CP 333, HN 68, ...
- Giống lạc: LDH 09, LDH 01, TB25, L14, HL 25.
3. Các giải pháp chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu 2024
3.1. Kiểm tra, rà soát kế hoạch sản xuất trồng trọt vụ Hè Thu 2024 phù hợp nguồn nước, thời tiết, điều kiện địa phương, đảm bảo gieo trồng đạt diện tích kế hoạch; tăng cường chỉ đạo sản xuất, gieo trồng theo khung lịch thời vụ và cơ cấu giống. Căn cứ lịch thời vụ nêu trên, tuy nhiên, trong quá trình chỉ đạo sản xuất cần chủ động, linh hoạt điều chỉnh thời điểm gieo sạ phù hợp với diễn biến thời tiết, điều kiện sản xuất từng vùng, từng giống, hạn chế thiệt hại do thiên tai.
3.2. Tăng cường chỉ đạo sản xuất vụ Hè Thu 2024 trong điều kiện nắng hạn; chủ động các biện pháp phòng, chống hạn theo Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 16/12/2023 của UBND tỉnh về tăng cường thực hiện các giải pháp phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn đối với sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt mùa khô năm 2024.
3.3. Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ trong điều kiện nắng hạn gắn với triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ giai đoạn 2021 - 2025 theo Quyết định số 43/2021/QĐ-UBND ngày 05/8/2021 của UBND tỉnh.
3.4. Tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, quy trình kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất. Đối với lúa, áp dụng các quy trình IPM, ICM, IPHM, canh tác lúa cải tiến (SRI); sử dụng giống lúa đảm bảo chất lượng, gieo sạ mật độ hợp lý (lúa thuần 100 - 120 kg/ha, lúa lai 40 - 50 kg/ha). Đối với cây trồng cạn, áp dụng các quy trình canh tác theo hướng hữu cơ, VietGAP; công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; đối với cây trồng cạn chuyển đổi trên đất lúa, chú ý hệ thống tưới, tiêu nội đồng, không để úng cục bộ, lên luống cao tạo sự thông thoáng; liên vùng không có tình trạng lúa, màu đan xen.
3.5. Thực hiện có hiệu quả công tác điều tra, dự tính dự báo tình hình sinh vật gây hại cây trồng kịp thời, chính xác, tổ chức phòng trừ hiệu quả.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay5,262
  • Tháng hiện tại140,257
  • Tổng lượt truy cập7,058,235
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây