Năm 2023, huyện sẽ tập trung đào tạo các nghề phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương và khả năng của người lao động; các nghề dễ tìm kiếm việc làm, tự tạo việc làm, thu hút lao động. Tập trung một số ngành nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động của địa phương, xây dựng huyện Tây Sơn đạt huyện nông thôn mới trong năm 2023.
Phấn đấu năm 2023, huyện sẽ đào tạo nghề cho 400 lao động. Trong đó: 265 lao động đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp như: Kỹ thuật chế biến món ăn, điện dân dụng, may công nghiệp, sản xuất hàng mây tre đan, nghiệp vụ nhà hàng, nghiệp vụ lưu trú, kỹ thuật hàn, kỹ thuật xây dựng và 135 lao động đào tạo các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp như: Nuôi và phòng trị bệnh gà, nuôi và phòng trị bệnh trâu, bò; sửa chữa máy nông nghiệp; trồng cây có múi; trồng và nhân giống nấm; quản lý dịch hại tổng hợp. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi học nghề đạt trên 85%. Đối tượng đào tạo ưu tiên là lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp và căn cứ theo nhu cầu đào tạo nghề của người lao động đã được các địa phương khảo sát, đăng ký.
Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, gắn công tác đào tạo nghề với nhu cầu thị trường lao động, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội.
Nguyệt Ánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn