Chuyển đổi lò gạch, làm kinh tế trang trại hiệu quả cao

Thứ tư - 20/09/2023 09:50
Chịu khó, nhanh nhạy, sáng tạo trong phát triển kinh tế, ông Hồ Ngọc Dũng, thôn Đồng Sim, xã Tây Xuân, huyện Tây Sơn đã xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Các loại cây ăn quả trong vườn nhà ông Trần Ngọc Dũng cho trái sum xuê
Các loại cây ăn quả trong vườn nhà ông Trần Ngọc Dũng cho trái sum xuê

Chia sẻ về những ngày đầu khởi nghiệp đầy khó khăn, ông Hồ Ngọc Dũng cho biết: Gia đình ông có nghề truyền thống làm gạch ngói thủ công gần 50 năm. Cũng như nhiều hộ dân khác, việc bỏ đi cái nghề đã nuôi sống cả gia đình trong nhiều năm là rất khó. Tuy nhiên, nhận thấy mức độ ô nhiễm môi trường từ việc làm gạch,cũng như thực hiện chủ trương của tỉnh, ông đã quyết tâm xóa bỏ lò gạch nung truyền thống. Nhận thấy tiềm năng về đất đai, khí hậu ở địa phương rất phù hợp để trồng cây có múi, năm 2016, ông đầu tư mua hơn 5 ha đất để phát triển kinh tế bằng việc trồng cây có múi và chăn nuôi trang trại. Trên diện tích đất của gia đình, ông Dũng trồng 2.500 gốc quýt đường, 1.000 gốc bưởi da xanh,  1.800 gốc cam xoàn,… Một  phần diện tích, ông làm chuồng trại để nuôi bò, gà, heo rừng; phần đất còn lại, ông trồng cỏ, trồng lúa, bắp để lấy thực phẩm chăn nuôi,...
Ban đầu làm mô hình chưa có kinh nghiệm, nên cây trong vườn phát triển chậm, vật nuôi hay mắc bệnh, cho năng suất thấp. Không nản lòng, ông ông đã chủ động học hỏi các tiến bộ khoa học kỹ thuật từ các kênh khác nhau, nghiên cứu thêm từ sách, báo, tham gia các lớp tập huấn, cũng như đi tham quan học hỏi kinh nghiệm thực tế của các hộ nông dân có mô hình hiệu quả khác trong tỉnh và ngoài tỉnh. Trải 7 năm cần cù lao động, ông Dũng đúc rút nhiều kinh nghiệm quan trọng cho việc phát triển vườn cây ăn trái của gia đình luôn xanh tốt, cho nhiều quả, mọng nước, ngọt và ngon. Ngoài việc thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết để điều chỉnh lượng phân, nước cho cây đậu hoa, kết quả; tôi chú trọng sử dụng sản phẩm phân hữu cơ vi sinh để bón cho cây, giúp cây sinh trưởng phát triển quanh năm, đồng thời khôi phục dinh dưỡng cho đất.
Với chất lượng quả ngon, nên hiện tại, vườn nhà ông được rất nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh chủ động đến thu mua, kể cả những chủ vườn ở miền Tây, đầu ra rất ổn định. Sản phẩm bưởi da xanh, quýt đường, cam xoàn của gia đình ông cũng đã được công nhận là sản phẩm Ocop 3 sao cấp huyện.

2


Bên cạnh trồng cây ăn trái, chuồng nhà ông năm nào cũng có hơn 20 con bò, 10 con heo rừng. Tổng thu nhập từ trang trại của gia đình khoảng 600 triệu đồng/ năm, lãi ròng 250 triệu đồng/năm.
Ông Đỗ Cao Phi, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tây Xuân: Không chỉ mạnh dạn chuyển đổi lò gạch sang làm trang trại, làm giàu cho gia đình, làm gương tiên phong cho quá trình xóa bỏ lò gạch ngói nung thủ công ở xã; ông Dũng còn tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động phổ thông với mức lương từ 4 - 4,5 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, ông luôn giữ nếp sống hòa nhã, gắn kết chặt chẽ với địa phương, giúp đỡ các hộ dân khi cần kỹ thuật để chăn nuôi và trồng trọt.
Với những cố gắng, nỗ lực trong lao động, sản xuất, ông Trần Ngọc Dũng đã được nhiều cấp khen thưởng. Trong đó, năm 2021, ông đạt Giải Ba Hội thi “Sáng tạo nhà nông” tỉnh Bình Định năm 2020 - 2021; năm 2022, được UBND tỉnh tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào sản xuất kinh doanh giỏi; vừa qua, ông được chọn dự hội nghị điển hình tiên tiến năm 2023 của tỉnh.
Minh Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập21
  • Hôm nay6,121
  • Tháng hiện tại141,116
  • Tổng lượt truy cập7,059,094
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây