Hội thảo tham vấn Dự án hỗ trợ phục hồi và phát triển nguyên liệu cây dược liệu sa nhân (Amomum longiligulare) dưới tán rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thứ tư - 27/09/2023 10:35
Chiều ngày 26/9/2023, tại xã Vĩnh An, Hội Liên hiệp Phụ nữu huyện phối hợp với Liên Hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định tổ chức Hội thảo tham vấn Dự án hỗ trợ phục hồi và phát triển nguyên liệu cây dược liệu sa nhân (Amomum longiligulare) dưới tán rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Vĩnh An, nhằm cải thiện sinh kế người dân, bảo tồn hệ sinh thái và thích ứng biến đổi ở xã Vĩnh An.
Hội thảo tham vấn Dự án hỗ trợ phục hồi và phát triển nguyên liệu cây dược liệu sa nhân (Amomum longiligulare) dưới tán rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tham dự Hội thảo có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Bình - Chủ tịch liên Hiệp các Hội khoa học tỉnh Bình Định; đồng chí Nguyễn Thị Tố Trân - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; đồng chí Nguyễn Đức Thiệp - Giám đốc Dự án dược liệu Bidiphar Bình Định; các chuyện gia của trường Đại học Quy Nhơn; đồng chí Nguyễn Văn Thứ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, lãnh đạo các phòng, ban, ngành, hội đoàn thể huyện; Thường trực Đảng ủy, HĐND, UBND, UBMTTQVN xã Vĩnh An, các tổ chức chính trị - xã hội, Bí thư 5 làng và hơn 50 hộ dân trên địa bàn xã.
Mô hình được triển khai có 0,2ha với 4 hộ tham gia tại 2 làng Kon Mon 1 và Kon Giọt 1. Mô hình trồng sa nhân tím dưới tán rừng nhằm đem lại hiệu quả sử dụng đất, tận dụng được tiềm năng đất dưới tán rừng và tạo được tầng tán mặt đất bằng đối tượng cây có ích. Việc triển khai mô hình giúp xác định được tán rừng phù hợp để cây sa nhân sinh trưởng, phát triển tốt. Nâng cao kiến thức, nhận thức của người dân trong khai thác gắn với bảo vệ hệ sinh thái rừng, thích ứng với điều kiện khí hậu; Cải thiện điều kiện sống, từng bước giảm nghèo, hướng đến phát triển sinh kế bền vững cho cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định thông qua việc phát triển cây Sa nhân tím dưới tán rừng, hưởng đến hình thành vùng nguyên liệu dược liệu cây Sa nhân tím trong tương lai.
Bên cạnh đó, hỗ trợ phục hồi và bảo tồn cây Sa nhân tím dưới tán rừng, thí điểm tại làng Kon Mon, làng Kon Giọt 1 nhằm nâng cao năng lực của cộng đồng dân tộc thiểu số xã Vĩnh An trong bảo vệ hệ sinh thái rừng, thích ứng điều kiện khí hậu, cải thiện sinh kế. Đồng thời, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, thực hiện lối sống thân thiện với môi trường tự nhiên, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp bền vững, góp phần bảo vệ HSTR, phát triển sinh kế rừng gắn với giảm nghèo cho xã Vĩnh An.
Ngoài ra, huy động sự tham gia cộng đồng và các bên liên quan trong phục hồi cây sa nhân dưới tán rừng nhằm nâng cao ý thức bảo vệ rừng gắn với cải thiện sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số ở xã Vĩnh An.
Tín Trọng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay1,543
  • Tháng hiện tại37,140
  • Tổng lượt truy cập6,621,555
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây