Tây Sơn đẩy mạnh phát triển công nghiệp

Thứ hai - 14/08/2023 16:37
Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, huyện Tây Sơn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo phát triển công nghiệp, từ đó chuyển dịch cơ cấu ngành nghề theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Huyện Tây Sơn tập trung phát triển ngành may mặc, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương
Huyện Tây Sơn tập trung phát triển ngành may mặc, tạo việc làm ổn định cho người dân địa phương

Tốc độ tăng trưởng khá
Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Tây Sơn lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện tiếp tục tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng từ năm 2021 đến tháng 6.2023 đạt 6.399,62 tỷ đồng, ước đến cuối năm 2023 đạt 7.998,47 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 6,3%. Tỷ trọng ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp  - xây dựng chiếm 39,2% (Nghị quyết đề ra đến năm 2025 đạt 35%).
Đến nay toàn huyện có 229 Doanh nghiệp (DN), gồm 232 DN ngoài nhà nước và 3 DN có 100% vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo có 81 DN, chiếm 34,9%; ngành bán buôn, bán lẻ, xe máy 65 DN, chiếm 28%; ngành xây dựng có 41 DN, chiếm 17,7%... Toàn huyện có 22 đơn vị kinh tế tập thể và 8.808 cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản với trên 14.500 lao động. 
Ông Phan Chí Hùng, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn cho biết, xác định phát triển công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương, UBND huyện đã sớm định hướng phát triển ngành vật liệu xây dựng, gỗ nội thất, may mặc. Và thực tế cho thấy đây là hướng đi phù hợp. Để thu hút thêm các nhà đầu tư, DN về Tây Sơn sản xuất, kinh doanh, UBND huyện chỉ đạo các ngành, đơn vị phối hợp giải phóng mặt bằng, hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm của huyện dẫn đến các cụm công nghiệp (CCN) tạo điều kiện thuận lợi cải thiện hạ tầng logictics.
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Giám đốc Công ty CP dăm gỗ Thành Ngân, chia sẻ: Dù ngành gỗ gặp nhiều khó khăn nhưng công ty vẫn nỗ lực thực hiện các đơn hàng ký trước đó với hơn 60 triệu tấn dăm gỗ, viên nén, doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 211 tỷ đồng, tạo việc làm cho 120 người lao động ở địa phương. Điều đáng nói là trong bối cảnh khó khăn kéo dài, việc Công ty được lãnh đạo huyện thăm hỏi, tham gia tháo gỡ khó khăn, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến nguyên liệu, nhân công… đã động viên, cổ vũ chúng tôi rất nhiều.
 
Mở rộng các cụm công nghiệp
Toàn huyện Tây Sơn có 12 CCN với diện tích theo quy hoạch được phê duyệt trên 472 ha và quy hoạch mở rộng 6 CCN trên địa bàn với quy mô diện tích đề nghị tăng thêm 237 ha.

“Huyện ủy chỉ đạo UBND huyện, các địa phương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nhất là các thủ tục liên quan đến đầu tư, kinh doanh của DN; thực hiện hướng dẫn DN trong các thủ tục về thuế. Đặc biệt, huyện đã đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án trên địa bàn để tạo mặt bằng sạch sẵn sàng đón DN. Ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức ở huyện đã được nâng cao, các chỉ số năng lực cạnh tranh để thu hút đầu tư trên địa bàn huyện đang nâng lên một bước, đứng thứ 4/11 toàn tỉnh. Huyện đã chuyển nhận thức và hành động từ “quản lý DN” sang “hỗ trợ DN”.
Bí thư Huyện ủy LÊ BÌNH THANH​

Đến cuối tháng 7.2023, UBND huyện thu hút 4 dự án lớn đầu tư vào các CCN với tổng vốn đầu tư hơn 3.100 tỷ đồng, gồm: Nhà máy sản xuất gạch ốp lát cao cấp và ngói gốm tráng men của Công ty CP Takao Bình Định (CCN Gò Cầy mở rộng); Nhà máy sản xuất viên nén chất đốt Wood Pellet 2 của Công ty TNHH Phú An Thành Gia Lai (CCN Cầu 16); Nhà máy sản xuất bê tông tươi của Công ty TNHH thương mại Thế Sang (CCN Tây Xuân); Nhà máy sản xuất gạch ốp lát granite của Công ty CP Công nghiệp Kamado (CCN Bình Thành).
Ông Nguyễn Đức Hòa - Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Công ty CP Công nghiệp Kamado, cho biết: Chúng tôi quyết định xây dựng nhà máy tại CCN Bình Thành vì ở đây có nguồn nguyên liệu dồi dào. Nhà máy nằm ngay trục đường chính của tuyến đường tránh phía Nam thị trấn Phú Phong đang xây dựng, nhờ đó, công ty hưởng lợi nhiều trong quá trình xây dựng nhà máy, đó là rút ngắn thời gian vận chuyển nguyên vật liệu, tiết kiệm kinh phí và ở xa khu dân cư nên không ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Theo Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn Phan Chí Hùng, lãnh đạo huyện thường xuyên gặp gỡ trực tiếp, đối thoại, đồng hành tháo gỡ khó khăn cho DN. Huyện chú trọng công tác giải phóng mặt bằng, bàn giao mặt bằng cho các chủ đầu tư sớm xây dựng, đưa nhà máy vào hoạt động, tạo việc làm cho lao động địa phương…                             
 Nguồn: Báo Bình Định   

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập43
  • Hôm nay3,974
  • Tháng hiện tại221,131
  • Tổng lượt truy cập6,331,637
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây