Hiệu quả từ mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào tại xã Tây Bình

Thứ hai - 14/08/2023 07:45
Vụ Hè Thu 2023, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ phối hợp với UBND xã Tây Bình thực hiện mô hình sản xuất lúa ứng dụng gói kỹ thuật canh tác tổng hợp, sử dụng giống lúa thuần BĐR999. Việc sử dụng giống lúa mới cùng với biện pháp kỹ thuật thâm canh tổng hợp bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân tham gia mô hình, giảm chi phí đầu và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nông dân và đại biểu tham quan mô hình
Nông dân và đại biểu tham quan mô hình

Mô hình được triển khai với quy mô 30 ha, ha với sự tham gia của 184 hộ dân. Tham gia thực hiện mô hình các hộ được hỗ trợ 50% kinh phí về giống, 50% vật tư phân bón, chế phẩm; đồng hành suốt quá trình tập huấn đến gieo sạ, chăm sóc và thu hoạch...
Qua đánh giá của bà con, so với giống đối chứng Q5, giống lúa mới BĐR999 có nhiều ưu điểm, gạo thích hợp để sản xuất bánh, bún. Thời gian sinh trưởng giống BĐR999 ngắn hơn 10 ngày so với giống đối chứng (tiết kiệm từ 1 - 2 đợt bơm nước). Ông Nguyễn Xá ở thôn An Chánh, xã Tây Bình tham gia sản xuất 2 sào lúa trong mô hình cho biết, đây là lần đầu tiên ông sản xuất giống lúa ĐBR999, nhưng ông thật sự rất thích, bởi vụ thu thời tiết bất lợi mà lúa vẫn rất dễ chăm sóc, nhẹ phân, cứng cây, gạo đạt 350 kg/sào, tương đương 7 tấn/ ha (cao hơn so với giống lúa đối chứng 1,8 tạ/ha). Với giá bán khoảng 8.200 đồng/kg  thì lãi thuần của mô hình đạt 24,6 triệu đồng/ha, tăng trên 20% so với ruộng lúa Q5 đối chứng.
Ông Vương Văn Đông - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Tây Bình: Điểm khác biệt của mô hình này là các hộ dân được hướng dẫn để áp dụng đồng bộ các giải pháp khoa học công nghệ (KHCN) trong canh tác lúa như sử dụng giống mới, giảm lượng giống từ 120 kg/ ha xuống còn 100 kg/ ha bằng phương thức sạ hàng và sạ cụm thay cho sạ lan; tăng hiệu suất sử dụng phân bón thông qua việc bón phân cân đối, sử dụng phân bón thế hệ mới; ứng dụng thiết bị bay không người lái (Drone) để phun thuốc bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân; hạn chế tưới nước bằng tưới ngập khô xen kẽ hoặc cắt giảm phiên cấp nước vào những thời điểm cây lúa không cần nhiều nước; cơ giới hóa trong khâu làm đất và thu hoạch, từ đó góp phần giảm thất thoát sau thu hoạch.
Ông Nguyễn Đức Thọ - Giám đốc trung tâm Chuyển giao, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp duyên hải Nam Trung Bộ: Viện sẽ tiếp tục phối hợp để chuyển giao các tiến bộ KHCN trong sản xuất lúa rộng rãi trong nhân dân. Đặc biệt, tiếp tục, xác định để phân vùng lúa sản xuất bún bánh, hoặc vùng sản xuất lúa chất lượng cao; từ đó, hình thành các vùng sản xuất lúa cùng một loại giống, tạo thuận lợi trong việc canh tác. Nhằm tăng thu nhập cho người sản xuất, cải thiện môi trường, sinh thái, tạo ra sự liên kết trong sản xuất bền vững, nâng cao giá trị của chuỗi sản xuất lúa gạo; góp phần phát triển bền vững cho cây lúa nói riêng và nông nghiệp nói chung.
Minh Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập30
  • Hôm nay1,540
  • Tháng hiện tại37,137
  • Tổng lượt truy cập6,621,552
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây