Kênh tưới Thượng Sơn hồi sinh vùng đất chết Tây Giang

Thứ hai - 08/05/2023 14:59
Vụ Hè Thu 2023 là vụ sản xuất thứ 2 của người dân xã Tây Giang (huyện Tây Sơn) không còn lo âu về nguồn nước tưới. Khi chưa có hệ thống kênh tưới Thượng Sơn người dân nơi đây chỉ sản xuất ăn chắc vụ Đông Xuân, sang vụ Hè Thu nhiều diện tích thiếu nước nên bị bỏ hoang. Cuối năm 2020, kênh tưới Thượng Sơn chính thức vận hành, dẫn nước về, không chỉ sản xuất được 2 vụ lúa ăn chắc mà cả những đất gò cao cũng được hưởng lợi.
Hệ thống kênh tưới Thượng Sơn đi qua địa bàn xã Tây Giang
Hệ thống kênh tưới Thượng Sơn đi qua địa bàn xã Tây Giang

Nỗi khắc khoải của những diện tích đất nông nghiệp thường xuyên bị thiếu nước tưới trong mùa khô đã trở thành “chuyện ngày xưa”. Từ khi Kênh tưới Thượng Sơn đưa vào hoạt động đến nay, nông dân Tây Giang mỗi khi ra đồng sản xuất đầy tự tin chứ không còn vẻ thấp thỏm như trước đây. Bởi đất Tây Giang có nhiều vùng sản xuất nông nghiệp không chủ động nước tưới, vào vụ Hè Thu có hàng chục ha đất phải bỏ hoang, vùng nào có nước gieo sạ thì cuối vụ cũng bị thiếu nước, năng suất rất bấp bênh. Trước đây, trong vụ Hè Thu ruộng chỉ ăn nước trời và nước của các ao, hồ đầu nguồn. Để có nước dẫn vào ruộng, người dân phải thức trắng đêm mà nhiều khi không lấy được nước. Nước chưa chảy đến ruộng thì đã bị rò rỉ hết dọc đường, có năm phải bỏ đất hoang. Nhưng từ khi có kênh tưới Thượng Sơn, nông dân ở đây không còn phải vất vả đi lấy nước nữa. Không chỉ có cây lúa, cây hoa màu hưởng lợi từ kênh tưới Thượng Sơn, đến cả cây ăn quả của nông dân cũng có nước tưới đầy đủ.
Ông Nguyễn Ngọc Ánh, ở thôn Thượng Gang 1: Hiện vườn cây của tôi có 350 cây thanh long và 200 cây quýt đường. Những năm trước đây, mùa khô năm nào tôi cũng vất vả bơm nước tưới cho vườn cây để chúng khỏi chết héo, nhưng cơ cực lắm mới có vẫn nước tưới. Cây ăn quả mà không được tưới nước đầy đủ sẽ bị ảnh hưởng ảnh hưởng đến năng suất. Từ khi kênh tưới Thượng Sơn đi vào hoạt động, gia đình tôi đỡ tốn chi phí bơm nước tưới cho vườn cây mà năng suất còn được đảm bảo.
Còn Anh Võ Văn Dư, ở thôn Thượng Giang 2: Năm nào có mưa thì nông dân còn có lúa ăn, năm nào hạn gắt thì nông dân ngậm ngùi cắt rạ về cho bò ăn. Đó là chưa kể nỗi khổ của bà con có ruộng bỏ hoang, lúa ăn không đủ qua giáp hạt vì mỗi năm chỉ làm được 1 vụ Đông Xuân. Thế nhưng từ khi có kênh tưới Thượng Sơn đi qua, toàn bộ diện tích sản xuất nông nghiệp của bà con đều được cung cấp nước đầy đủ cả 2 vụ/năm. Giờ đây, đã chủ động nước tưới, nông dân Thượng Giang còn tận dụng cả những diện tích đất gò đồi trồng đậu phộng.
Ông Trần Đình Thọ, Giám đốc HTXNN Thượng Giang: Trên địa bàn HTX Nông nghiệp Thượng Giang có 140ha diện tích canh tác lúa và 140ha sản xuất cây màu hàng năm. Trước đây vào mùa khô, do không có nước tưới nên mỗi năm HTX chỉ sản xuất được 120ha lúa, nhưng chỉ chắc ăn vụ Đông Xuân, còn vụ Hè Thu thì hầu hết phó mặc cho trời. Khi kênh tưới Thượng Sơn dẫn nước về đây, gần 300 ha đất sản xuất nông nghiệp của HTX có lợi thế về nước tưới. Không chỉ trồng lúa ăn chắc, chúng tôi chuyển sang trồng đậu phụng rất thành công. Hơn 40 ha đậu phộng tươi tốt áp dụng theo quy trình canh tác hợp chuẩn VietGAP đã trở thành nguồn nguyên liệu ổn định phục vụ chế biến sản phẩm dầu phụng OCOP 3 sao của HTX. Nước từ kênh tưới Thượng Sơn đã biến nhiều thửa đất chết, tưởng chừng chẳng thể trồng trỉa được gì nữa thành ruộng nhất đẳng điền, bờ xôi ruộng mật; những cánh đồng mía, mì kém hiệu quả chuyển qua trồng đậu phụng và ngay lập tức lãi từ 10 - 15 triệu đồng/ha, điều trước khi có kênh tưới Thượng Sơn không ai dám mơ.
Có thể khẳng định rằng giờ đây những vùng đất ở xã Tây Giang đã thật sự hồi sinh, đảm bảo được nhu cầu canh tác, trồng trọt của người dân tại địa phương.
Tín Trọng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập57
  • Hôm nay4,555
  • Tháng hiện tại221,712
  • Tổng lượt truy cập6,332,218
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây