Mô hình trồng cây có múi, chăn nuôi tổng hợp của một nông dân xã Tây Giang

Thứ năm - 04/01/2024 09:26
Ông Tạ Đình Dũng (57 tuổi, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn) là một nông dân bình thường, giản dị nhưng rất siêng năng, đã xây dựng cho mình một mô hình kinh tế tổng hợp hiệu quả. Không những vậy, với mô hình trồng cây có múi, chăn nuôi tổng hợp đã góp phần đảm bảo sự ổn định về lâu dài đối với gia đình.
Mô hình trồng cây có múi, chăn nuôi tổng hợp của một nông dân xã Tây Giang

Là người làm nông với gần 30 năm kinh nghiệm, trên 2ha đất ông Tạ Đình Dũng đã trải qua nhiều loại mô hình vật nuôi cây trồng khác nhau. Từ trồng mì, mía, điều sang trồng cây có múi theo hướng hữu cơ và chăn nuôi. Trong giai đoạn sản xuất nông nghiệp đối mặt nhiều thách thức vì chi phí đầu vào, nhất là phân bón tăng cao, giá nông sản bấp bênh thì mô hình trồng trọt kết hợp chăn nuôi giúp nông dân giảm chi phí và tăng thêm thu nhập.
Năm 2017, ông Tạ Đình Dũng bắt đầu trồng cây có múi, gồm 1 ha quýt, 0,5 ha cam xoàn, 0,5 ha bưởi da xanh. Lúc tôi khởi nghiệp có không ít người dân địa phương hoài nghi, bởi khí hậu khắc nghiệt, ít phù hợp với cây ăn quả. Tuy nhiên, kết nối sự tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật của Công ty Nông nghiệp Xanh và hợp đồng cây giống chất lượng cao ở tỉnh Bến Tre. Tôi hoàn toàn không dùng các loại hoá chất bảo vệ thực vật vô cơ, phần lớn vườn cây đều sử dụng phân hữu cơ. Nhờ kiến thức kỹ thuật do công ty cung cấp với thực tế canh tác, kỹ năng làm vườn theo hướng hữu cơ, tôi vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên ngày càng hoàn chỉnh, vững vàng hơn.
Không chỉ trồng trồng cây có múi, nhiều năm qua ông Tạ Đình Dũng cũng tận dụng để nuôi bò, dê kết hợp 1.000 m2 mặt nước ao trồng sen nuôi cá rô, cá lóc. Nuôi với số lượng ổn định thường xuyên trong chuồng từ 15 đến 20 con bò, 10 đến 30 con dê. Đồng thời, phân bò, dê cũng được ông ủ, làm phân vi sinh bón cho cây trồng. Vì vậy, hầu như gia đình ông cũng ít mua phân từ các đại lý về chăm sóc cho cây trồng của mình.
Việc chỉ trồng hoặc nuôi chuyên canh một loại rủi ro rất cao. Thời buổi hiện nay, việc mất mùa, được giá và ngược lại diễn ra thường xuyên. Vì vậy, cần phải kết hợp nhiều loại cây trồng, cả vật nuôi. Mất mùa, mất giá cây trồng này hay con vật nuôi kia thì có cây khác, con vật nuôi khác bù lại. Làm nông đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ, muốn làm quy mô thì cần cả tư duy nhạy bén. Với quy mô hiện tại, gia đình tôi có thu nhập 450 triệu đồng, sau khi trừ chi phí còn lãi 155 triệu đồng.
Ngoài xây dựng mô hình có hiệu quả cho gia đình, ông Tạ Đình Dũng còn tạo việc làm theo thời vụ cho 10 lao động phổ thông với mức lương từ 4 - 4,5 triệu đồng/tháng; hướng dẫn gần 20 hộ biết cách thức làm ăn có hiệu quả; cho 15 lượt hộ vay mượn 150 triệu đồng không lấy lãi để đầu tư phát triển sản xuất; làm từ thiện 1,2 triệu đồng; ủng hộ quỹ đền ơn đáp nghĩa 1,6 triệu đồng; hàng năm ủng hộ 1 triệu đồng cho Quỹ Hỗ trợ nông dân.
Ông Lê Thanh Bình - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tây Giang: Với điều kiện đất đai thuận lợi, cùng sự siêng năng, chăm học hỏi, ông Dũng đã tạo ra một mô hình trồng trọt, chăn nuôi đan xen kết hợp rất hiệu quả. Hiện nay, ở địa phương cũng có nhiều mô hình trồng xen hoặc chăn nuôi kết hợp nhưng quy mô còn nhỏ lẻ. Thời gian qua, chính quyền địa phương cùng Hội Nông dân luôn tạo điều kiện để ông được tham gia các lớp tập huấn khoa học kỹ thuật, đào tào nghề về trồng trọt, chăn nuôi. Hội cũng đã thành lập 02 tổ Hội nghề nghiệp trồng cây có múi với 11 thành viên trên địa bàn, trong đó ông Tạ Đình Dũng được chọn làm Tổ trưởng Tổ Hội thôn Nam Giang, góp phần tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật cho những hộ nông dân có nhu cầu xây dựng mô hình.
Võ Mỹ Hạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập31
  • Hôm nay5,226
  • Tháng hiện tại140,221
  • Tổng lượt truy cập7,058,199
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây