Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng

Thứ tư - 14/04/2021 07:51
Ngày 12/4/2021, UBND huyện ban hành Văn bản số 315/UBND-VX về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn huyện.
Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Từ đầu năm đến ngày 07/4/2021, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã ghi nhận: 170 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng và 01 trường hợp tử vong nghi do tay - chân - miệng; 535 trường hợp mắc sốt xuất huyết.
Tại huyện ta từ đầu năm đến ngày 09/4/2021, theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện đã ghi nhận: 28 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng và 01 ổ dịch; 60 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 02 ổ dịch; 14/15 xã, thị trấn ghi nhận có trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (trừ xã Vĩnh An); 13/15 xã, thị trấn đã ghi nhận có trường hợp mắc tay - chân - miệng (trừ xã Tây Bình, Vĩnh An).
Hiện nay, thời tiết đang chuyển sang mùa hè, khí hậu nóng ẩm và bắt đầu mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh sốt xuất huyết (SXH), tay - chân - miệng (TCM) phát triển và bùng phát thành dịch trên diện rộng, nếu không có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.
Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định tại Văn bản số 1931/UBND-VX ngày 08/4/2021 về việc tăng cường công tác phòng chống bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn tỉnh; để chủ động phòng chống dịch bệnh nhanh chóng, hiệu quả, kiên quyết không để dịch SXH, TCM bùng phát, lây lan trên diện rộng, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu:
1. Trung tâm Y tế huyện
- Chủ động phối hợp, cung cấp nội dung tuyên truyền bằng nhiều hình thức về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH, TCM, các biện pháp vệ sinh phòng bệnh cho Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện, các ban, ngành, đơn vị, địa phương, đoàn thể liên quan để thực hiện tuyên truyền sâu rộng cho Nhân dân hiểu và thực hiện. Chỉ đạo các trạm y tế thường xuyên phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục và đào tạo tổ chức truyền thông tại trường học về các biện pháp phòng, chống bệnh SXH, TCM, đặc biệt là tuyên truyền hướng dẫn các em học sinh thực hiện các biện pháp diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy phòng, chống dịch bệnh SXH tại trường học, gia đình và cộng đồng; truyền thông về phòng, chống bệnh TCM tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo.
- Chỉ đạo các trạm y tế tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ, phát hiện sớm, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch nhằm hạn chế lây lan trong cộng đồng; đảm bảo thu dung, cách ly và điều trị kịp thời các ca bệnh theo đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế để hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp tử vong. Đảm bảo dự trữ, cung ứng kịp thời, đầy đủ thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, phương tiện phòng hộ… để phòng chống dịch và điều trị cho bệnh nhân kịp thời. Thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong cơ sở điều trị, đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh TCM với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác.
- Chỉ đạo thực hiện điều tra, đánh giá để xác định các đối tượng nguy cơ, nhằm đưa ra các biện pháp phòng, chống phù hợp với tình hình dịch bệnh.
- Thường xuyên theo dõi, báo cáo kịp thời, đầy đủ tình hình dịch bệnh SXH, TCM và công tác triển khai phòng, chống SXH, TCM của các cơ quan, đơn vị có liên quan và địa phương trên địa bàn huyện cho UBND huyện, Sở Y tế theo dõi, chỉ đạo kịp thời.
2. Phòng Y tế huyện: Phối hợp cùng Trung tâm Y tế huyện theo dõi, thu thập kịp thời, đầy đủ các thông tin về dịch bệnh SXH, TCM để tham mưu UBND huyện chỉ đạo kịp thời các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH, TCM trên địa bàn huyện.
3. Phòng Văn hóa và Thông tin huyện, Trung tâm Văn hóa - Thông tin -Thể thao huyện và Đài truyền thanh các địa phương: Trên cơ sở hướng dẫn của ngành Y tế, tăng cường các hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ phù hợp tới người dân về các biện pháp phòng, chống bệnh SXH, TCM, ưu tiên phát sóng và đưa các thông điệp, khuyến cáo về phòng, chống bệnh TCM; thực hiện bảo đảm vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi cho trẻ sạch, ăn uống hợp vệ sinh.
4. Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện
- Chỉ đạo các trường học triển khai mạnh mẽ các hoạt động phòng, chống bệnh SXH, TCM trong nhà trường, đặc biệt là truyền thông hướng dẫn các em học sinh tham gia diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy phòng, chống dịch bệnh SXH tại trường học, gia đình và cộng đồng; truyền thông về phòng chống bệnh TCM tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo.
- Quản lý sức khoẻ của học sinh theo hướng dẫn của cơ quan y tế; thông báo ngay cho cơ sở y tế nơi gần nhất khi phát hiện có trẻ mắc bệnh SXH, TCM để phối hợp xử lý kịp thời. Các trường phải được trang bị đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và hướng dẫn, yêu cầu học sinh, cán bộ, giáo viên, người chăm sóc trẻ thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; thực hiện vệ sinh lớp học, vệ sinh môi trường, làm sạch bề mặt và đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc bằng các chất tẩy rửa thông thường.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh SXH, TCM tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là ở các nhà trẻ, trường mẫu giáo, cơ sở trông giữ trẻ dưới 5 tuổi.
5. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện: Phối hợp với ngành y tế cân đối, bố trí kinh phí bảo đảm cho công tác phòng, chống dịch bệnh SXH, TCM trên địa bàn huyện theo quy định.
6. Chủ tịch UBND các xã, thị trấn
- Chỉ đạo các ban, ngành có liên quan của địa phương huy động lực lượng phối hợp với ngành y tế triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh SXH, TCM tại địa phương mình; đặc biệt chú trọng các khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch.
- Tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy theo hướng dẫn, đề xuất của trạm y tế. Tổ chức phun hóa chất diệt muỗi diện rộng tại các khu vực có nguy cơ bùng phát dịch SXH và phun hóa chất diệt muỗi triệt để tại 100% các hộ gia đình trong khu vực ổ dịch theo yêu cầu của ngành y tế.
- Tổ chức tuyên truyền vận động cộng đồng dân cư thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng, thực hiện ăn sạch, ở sạch và giữ gìn đồ chơi sạch cho trẻ để phòng chống bệnh TCM.
- Cân đối, bố trí ngân sách địa phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để phục vụ các hoạt động phòng, chống dịch bệnh SXH, TCM tại địa phương.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các hội, đoàn thể huyện: Chỉ đạo các tổ chức trực thuộc phối hợp với các ban, ngành liên quan, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, các hộ gia đình, các bậc cha mẹ, người chăm sóc trẻ về thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch SXH, TCM theo hướng dẫn của ngành y tế./.
Quang Dương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập18
  • Hôm nay1,248
  • Tháng hiện tại1,248
  • Tổng lượt truy cập6,111,754
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây