Bảo tồn và phát huy kiến trúc nhà cổ

Thứ hai - 14/02/2022 17:03
Thời gian qua, trên địa bàn huyện Tây Sơn, nhiều ngôi nhà gỗ cổ xuống cấp đã được quan tâm trùng tu giữ được nguyên dáng vóc của kiến trúc cổ xưa, bên cạnh đó, nhiều ngôi nhà được người dân được xây dựng theo kiến trúc của hàng trăm năm trước, góp phần chung tay bảo tồn nhà cổ và phát huy kiến trúc cổ của cha ông xưa.
Anh Quang và anh Kiệt đang thi công ngôi nhà gỗ cổ
Anh Quang và anh Kiệt đang thi công ngôi nhà gỗ cổ

Nhiều nghệ nhân trẻ đam mê nhà cổ
Có hứng thú với những ngôi nhà cổ với những hoa văn gỗ tinh xảo, anh Lương Văn Quang, thị trấn Phú Phong tham gia xây dựng nhà cổ từ năm 1997 đến nay đã 25 năm trong nghề. Vừa xây dựng vừa học hỏi trao dồi kiến thức về kiến trúc cổ để mỗi ngôi nhà gỗ cổ anh tham gia hoàn thành được mang kiến trúc của cha ông xưa. Theo anh làm nhà kiến trúc cổ không đơn giản như xây nhà mái bằng, bởi một nhà gỗ theo kiến trúc cổ không chỉ đảm bảo thẩm mỹ mà còn chứa đựng hồn cốt, nét văn hóa truyền thống của dân tộc. Làm nhà cổ rất khó, nhưng vì đam mê những nét cổ kính của những ngôi nhà gỗ cổ hàng trăm năm tuổi nên anh quyết định theo nghề để giữ lại nét văn hóa đặc trưng độc đáo của quê hương.
Cùng chung niềm đam mê nhà gỗ cổ, anh Trịnh Hùng Kiệt ở thị trấn Phú Phong cũng bén duyên xây dựng nhà cách đây chừng 20 năm. Từ việc lần đầu tiên tham gia trùng tu một ngôi nhà gỗ cổ, anh thấy tâm mình say mê với kiến trúc cổ xưa và từ đó anh theo đuổi việc xây dựng nhà cổ cho đến bây giờ và khi hoàn thành một ngôi nhà cổ, tôi cảm thấy lòng mình vui sướng khôn chừng.
Một ngôi nhà  gỗ cỡ tầm trung hoàn thành khoảng 1 - 2 năm. Một nếp nhà gỗ cổ dù là năm gian hay ba gian đều phải trải qua nhiều công đoạn từ lựa chọn nguyên vật liệu, loại gỗ cho ngôi nhà, tạo hình, thiết kế, chọn tích, điêu khắc, trang trí. Các ngôi nhà gỗ cổ thường chạm khắc tứ linh như Long, Ly, Quy Phượng; tứ quý tùng cúc trúc mai, hay tranh đông hồ , các chữ Phúc lộc thọ trên kèo xà, thể hiện nét riêng của chủ nhân.
Nhiều nỗ lực của người dân và địa phương.
Những ngôi nhà gỗ cổ xưa truyền thống của người Việt ở Tây Sơn là sự kết tinh của trí tuệ và công sức lao động của nhiều thế hệ. Tuy nhiên, từ xa xưa những ngôi nhà này cũng chỉ là nơi cư trú của con người; theo thời gian, những ngôi nhà cổ truyền thống cũng sẽ bị xuống cấp, nếu chậm trễ hoặc trùng tu không đúng cách sẽ làm giảm đi ý nghĩa của ngôi nhà cổ hoặc có thể khiến các ngôi nhà mang đậm bản sắc văn hóa của ông bà xưa bị xóa sổ.
Chị Trần Thị Liên Bích, người trông coi nhà cổ “từ Trần đường” ở Thuận Nghĩa: Ngôi nhà cổ tôi đang ở đã có từ hàng trăm năm, từ thời ông cao, ông cố, ông nội, cha tôi rồi tới tôi. Trải thời gian, các vật dụng trong nhà như lư đồng, các áng thờ, chân đèn bị hư, bị thất lạc; nhà cũng bị xuống cấp, hư mái. Việc bảo tồn nhà cổ lại rất khó,… nhưng với hi vọng giữ được không gian văn hóa đặc sắc từng là nơi sinh hoạt của ông bà, chung tay níu giữ hồn những nếp nhà gỗ cổ trước sự pha trộn không gian văn hóa; thời gian qua, gia đình cũng đã nỗ lực bảo tồn,  mượn khuôn, nâng nền, lưu giữ lại cái cốt của ngôi nhà với ý nghĩ “mình giữ được cái gì thì giữ”.
Ông Bùi Văn Mỹ - Phó Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn: Thời gian sắp tới, huyện sẽ giao cho ngành văn hóa phối hợp cùng với các lãnh đạo các địa phương rà soát số lượng nhà gỗ cổ ở các địa phương; từ đó có phương án tiếp tục gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị của những ngôi nhà cổ này. Trước mắt, tập trung tuyên truyền cho bà con gìn giữ, nâng cấp, sữa chữa nếu nhà cổ xuống cấp. Bên cạnh đó, sẽ tạo điều kiện cho các gia đình và các địa phương giữ gìn, phát huy được đường nét tinh hoa kiến trúc cổ xưa đặc sắc của địa phương, tạo thành sản phẩm du lịch cộng đồng độc đáo của địa phương./.
Minh Ngọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập17
  • Hôm nay3,751
  • Tháng hiện tại107,488
  • Tổng lượt truy cập6,691,903
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây