Mô hình vườn cây ăn trái tại xã miền núi Vĩnh An

Thứ năm - 24/08/2023 16:32
Trải qua rất nhiều loại cây trồng khác nhau nhưng không mang hiệu quả kinh tế. Năm 2015 sau khi tham gia lớp tập huấn do Hội Nông dân huyện tổ chức, ông Trần Văn Ra ở làng Xà Tang, xã vĩnh An đã quyết định cải tạo 4,5 ha vùng đất đồi để trồng cây vườn cây ăn trái. Nhờ sự cần cù trong chăm sóc đến nay vườn cây ăn trái của ông đã cho thu hoạch mở ra hướng trồng trọt mới tại xã miền núi Vĩnh An.
Mô hình vườn cây ăn trái tại xã miền núi Vĩnh An

Đặc biệt, vườn cây ăn trái được ông Trần Văn Ra thực hiện canh tác theo hướng an toàn, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón vô cơ. Theo đó, ông mua bánh dầu về ủ với chế phẩm sinh học làm phân bón cho vườn cây, đảm bảo sức khỏe cho gia đình và người tiêu dùng. Đến thời kỳ cây đâm đọt non, ra hoa kết trái, ông thường xuyên theo dõi sự phát triển của sâu bệnh để kịp thời xử lý bằng các loại chế phẩm sinh học, bổ sung thêm lượng đạm, kali vừa đủ để cây phát triển tốt, cho trái đạt năng suất. Đến nay, vườn cây ăn trái của ông có 1.050 gốc quýt đường đã cho thu hoạch ổn định 2 vụ/năm, vào tháng 4 và tháng 10 âm lịch; sản lượng đạt bình quân 25 - 30 tấn trái. Số quýt này được thương lái từ thành phố Hồ Chí Minh đặt mua với giá ổn định từ 15.000 - 17.000 đồng/kg. Ngay cả năm 2021 bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 rất nặng, giá quýt rớt xuống rất sâu chỉ còn 8.000 đồng - 10.000 đồng/kg, khác với nhiều nhà vườn khác, ông Ra không phải chạy tìm nơi tiêu thụ vì các thương lái vẫn thực hiện đúng hợp đồng giữa hai bên.
Ông Trần Văn Ra chia sẻ: Để tiếp tục đầu tư cho vườn cây ăn trái, năm 2020 ông vay 50 triệu đồng từ Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện để đầu tư xây dựng hệ thống tưới phun để có thể ngay lập tức tưới đều cho toàn bộ khu vườn. Cuối năm 2021, khoảng 30 cây cam đường canh cho trái lứa đầu tiên, tôi thu được hơn 300 kg. Giống cam này khi chín có vỏ màu cam đậm, mỏng; thịt ngọt và mọng nước, mỗi năm cho thu hoạch 2 vụ vào tháng 4 và tháng Chạp. Cam đường canh có giá cao hơn các loại cam khác, bán ngay tại vườn đã được 50.000 đồng/kg. Ước tính vụ cam tháng 10 năm nay, tôi sẽ thu hoạch khoảng 25 tấn trái. 700 cây mít Thái cũng đang phát triển tốt. Giống mít Thái cho trái quanh năm và trái rất nhiều, nhưng tôi cắt tỉa, chỉ để lại mỗi cây từ 1 - 2 trái để cây không mất sức và to trái.
Ông Đinh Đam - Chủ tịch Hội Nông dân xã cho hay: Những cánh đồi đầy sỏi này trước kia chủ yếu trồng chuối xiêm, nhưng hiệu quả kinh tế không cao, thu nhập bấp bênh. Sau khi tham quan nhiều mô hình trông cây ăn trái đến nay vườn cây ăn trái của ông Ra được đầu tư bài bản, phân lô, chia luống tươm tất. Ông Ra có ý tưởng rất táo bạo cải tạo vườn đồi để trồng cây ăn trái. Hồi đó ý tưởng như vậy là lạ lẫm lắm, mà ở xã miền núi như Vĩnh An có thể nói là rất táo bạo. 1.050 cây quýt đường ông Ra trồng lên xanh tốt. Thấy vậy, năm 2017, ông Ra cải tạo đất và trồng thêm 1.200 cây cam đường canh và 700 cây mít Thái. Ông Ra rất cẩn thận trong chọn nơi cung cấp cây giống toàn bộ giống cây trồng ông đặt mua từ nhà vườn chuyên sản xuất cây giống ở tỉnh Bến Tre và Trung tâm giống cây trồng - Học viện Nông nghiệp Việt Nam (TP Hà Nội).
Ông Huỳnh Thanh Danh - Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện: Chúng tôi đánh giá rất cao mô hình trông cây ăn trái của ông Trần Văn Ra ở xã miền núi Vĩnh An. Ông đã mạnh dạn cải tạo và chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả. Đây là một cách làm rất hay, phù hợp với điều kiện của địa phương và phát huy tối đa giá trị đất đai. Hiện địa phương đang phối hợp với gia đình để làm thủ tục đăng ký sản phẩm, hướng dẫn và hỗ trợ ông Trần Văn Ra hoàn thiện hồ sơ và gửi về huyện để được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp huyện, cấp tỉnh. Thời gian tới, Hội Nông dân huyện tiếp tục tổ chức cho bà con các địa phương tham quan các mô hình điển hình vườn cây ăn trái trong và ngoài huyện. Đồng thời, phối hợp với Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tây Sơn giải ngân các nguồn vốn ưu đãi  để giúp bà con nông dân tiếp cận được nguồn vốn và có nhiều cách lựa chọn phát triển kinh tế riêng cho gia đình và địa phương.
Tín Trọng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập23
  • Hôm nay5,944
  • Tháng hiện tại140,939
  • Tổng lượt truy cập7,058,917
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây