Khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng

Thứ sáu - 06/01/2023 09:05
Ngày 03 tháng 01 năm 2023, Ủy ban nhân dân huyện ban hành Kế hoạch số 03/KH-UBND về việc tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn huyện Tây Sơn
Tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”
Tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”

1. Mục đích: Phát huy tinh thần đoàn kết, sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và cộng đồng trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tinh thần chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, tập thể và gia đình, tạo khí thế thi đua sôi nổi trong toàn xã hội góp phần thực hiện thắng lợi chủ trương, chính sách, chương trình giảm nghèo của Đảng và Nhà nước. Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng Phong trào thi đua "Vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau", khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên "thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no" của người dân và cộng đồng, phấn đấu "Vì một Việt Nam không còn đói nghèo". Tổ chức Phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống. Tỷ lệ nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,5%/năm, tỷ lệ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm. Thông qua Phong trào thi đua nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động, ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với công tác giảm nghèo bền vững; xác định công tác giảm nghèo góp phần quan trọng tạo động lực cho phát triển bền vững của đất nước, phát triển kinh tế phải gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, đặt con người là trung tâm của sự phát triển trong điều kiện mới. Huy động nguồn lực toàn xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
2. Yêu cầu: Việc thực hiện Phong trào thi đua phải trở thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong các phong trào thi đua của các phòng, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và tổ chức chính trị - xã hội huyện; UBND các xã, thị trấn; các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, nghề nghiệp và các cụm, khối thi đua giai đoạn 2021 - 2025. Phong trào thi đua được triển khai sâu rộng từ huyện đến cơ sở với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, cơ quan, đơn vị; phát huy được sáng kiến của mọi tầng lớp nhân dân. Kịp thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến và những sáng kiến, kinh nghiệm, mô hình, cách làm hiệu quả, sáng tạo trong thực hiện chính sách, chương trình giảm nghèo. Biểu dương, tôn vinh, khen thưởng các tập thể, cá nhân, gia đình tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua.
3. Nội dung thực hiện:
- Các phòng, ban, ngành phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị - xã hội huyện kịp thời triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua; tập trung xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, đề xuất các giải pháp thực hiện mục tiêu giảm nghèo, giảm tỷ lệ  hộ nghèo trên địa bàn huyện.
- Các Cụm, Khối thi đua thuộc huyện hng năm vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các tổ chức xã hội khác hỗ trợ Quỹ “Vì người nghèo” để hỗ trợ cho hộ nghèo tạo điều kiện phát triển sản xuất vươn lên thoát nghèo.
- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn thi đua, đề ra những nội dung, giải pháp giảm nghèo đặc thù của địa phương, bố trí và huy động đa dạng nguồn lực nhằm giảm hộ nghèo, tăng hộ khá, giàu; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay, dự án hiệu quả về giảm nghèo bền vững. Gắn Phong trào thi đua với phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, tập trung thi đua đẩy mạnh thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, gắn với bảo đảm quốc phòng - an ninh ở địa phương. Quan tâm giải quyết tạo việc làm, bảo đảm các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường, thông tin và dịch vụ xã hội khác cho người nghèo.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia công tác giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội; tham gia hưởng ứng tích cực Phong trào thi đua, gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tiếp tục triển khai cuộc vận động "Vì người nghèo" nhân Tháng cao điểm “Vì người nghèo” hằng năm; giám sát bình xét thi đua thực hiện Phong trào của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Thôn, làng, khối phố, cộng đồng dân cư thi đua đoàn kết giúp nhau giảm nghèo, hỗ trợ người nghèo tham gia lao động, phát triển sản xuất, làm kinh tế giỏi và vươn lên thoát nghèo bền vững, ổn định cuộc sống; vận động các hộ khá giúp đỡ hộ nghèo.
- Vận động cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện và các ấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền và đảng viên giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
- Khuyến khích các doanh nghiệp và hợp tác xã trong giải quyết việc làm, sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, nhằm huy động các tập thể, cá nhân, các doanh nghiệp có những việc làm thiết thực tham gia đóng góp công sức, trí tuệ, của cải vật chất hỗ trợ, giúp đỡ địa phương, cơ sở, cộng đồng và các hộ gia đình thoát nghèo bền vững.
- Các hộ gia đình thi đua tham gia lao động, phát triển sản xuất, làm kinh tế, thoát nghèo bền vững và giúp đỡ các cá nhân, hộ gia đình khác cùng thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no.
4. Giải pháp thực hiện
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền cấp huyện đến cơ sở; nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Phong trào thi đua.
- Các phòng, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các tổ chức chính trị - xã hội trong huyện, UBND các xã, thị trấn căn cứ vào đặc điểm tình hình, yêu cầu, nhiệm vụ tổ chức thực hiện Phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả; tuyên truyền tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội; triển khai sâu rộng Phong trào thi đua với nội dung, tiêu chí cụ thể, hình thức phù hợp, tránh hình thức, lãng phí; tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, khen thưởng cho tập thể, cá nhân, hộ gia đình có thành tích tiêu biểu, xuất sắc trong Phong trào thi đua và tiến hành tổng kết Phong trào thi đua vào năm 2025.
- Phòng Văn hóa Thông tin huyện phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Phòng Nội vụ huyện, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện định hướng thông tin tuyên truyền cho các xã, thị trấn; phối hợp với Trung tâm Văn hóa - Thông tin - Thể thao huyện, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chỉ đạo hệ thống Đài truyền thanh của địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung, kết quả đạt được của phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025.
- Văn phòng HĐND và UBND huyện chỉ đạo cập nhật, đăng tải thông tin tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử của huyện các nội dung thực hiện Phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021 - 2025 nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội; biểu dương và nhân rộng những mô hình hay, cách làm mới, tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong thực hiện Phong trào thi đua.
- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên cơ sở Kế hoạch này, tùy theo điều kiện thực tế của địa phương, tổ chức Phong trào thi đua thiết thực, hiệu quả, tuyên truyền tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và phát huy sức mạnh của cộng đồng; tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và tiến hành tổng kết Phong trào thi đua vào năm 2025.
- Hằng năm, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện sẽ tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Phong trào thi đua ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị và tiến hành sơ kết Phong trào thi đua vào năm 2023 và tổng kết Phong trào thi đua vào năm 2025.
5. Tiến độ thực hiện
5.1. Năm 2021 - 2022: Phát động trào thi đua, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện.
5.2. Giai đoạn 2022 - 2025: Tổ chức thực hiện Phong trào thi đua hiệu quả, thiết thực; căn cứ vào tình hình thực tiễn để chủ động tiến hành khen thưởng hằng năm theo thẩm quyền.
5.3. Năm 2023: Căn cứ vào tình hình thực tiễn để chủ động tiến hành sơ kết giữa kỳ và khen thưởng theo thẩm quyền.
5.4. Năm 2025: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Nội vụ huyện và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND huyện tổng kết Phong trào thi đua vào dịp tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền xem xét, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác giảm nghèo.
6. Tiêu chí thi đua
6.1. Đối với cấp huyện
- Xây dựng và triển khai có hiệu quả chương trình, kế hoạch giảm nghèo bền vững trên địa bàn; đề ra các nội dung, giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình và điều kiện của địa phương; bố trí ngân sách địa phương ưu tiên đầu tư, hỗ trợ các xã, thị trấn trên địa bàn thực hiện công tác giảm nghèo.
- Lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch giảm nghèo của tỉnh với các chương trình, đề án và kế hoạch khác có liên quan trên địa bàn; bố trí nguồn lực, phân công cán bộ, công chức, viên chức làm công tác giảm nghèo ở địa phương; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tại địa phương.
- Phân bổ, sử dụng kinh phí đúng chế độ và quyết toán đúng thời gian quy định. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.
- Chủ động, tích cực huy động, vận động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững trên địa bàn và thực hiện các chỉ tiêu, giải pháp của kế hoạch giảm nghèo theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và hướng dẫn chuyên môn của các Sở, ban, ngành liên quan.
- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực chung sức tham gia thực hiện giảm nghèo bền vững; đẩy mạnh cuộc vận động ủng hộ, xây dựng Quỹ “Vì người nghèo” các cấp, tiếp tục làm tốt công tác xã hội hóa về giảm nghèo.
- Quản lý tốt thông tin cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo của địa phương.
- Hằng năm, sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách, đề xuất bổ sung chính sách đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tổng hợp danh sách các tập thể, cá nhân tích cực thực hiện giảm nghèo để đề xuất khen thưởng kịp thời.
- Tỷ lệ nghèo đa chiều giảm từ 4% trở lên trong 3 năm liên tục trước khi trình khen thưởng hoặc quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều giảm trên 50% so với đầu kỳ.
6.2. Đối với cấp xã
- Triển khai có hiệu quả chương trình, kế hoạch giảm nghèo bền vững trên địa bàn; đề ra các nội dung, giải pháp thiết thực, phù hợp với tình hình và điều kiện của địa phương;
- Quản lý nắm chắc diễn biến hộ nghèo trên địa bàn, đặc biệt nắm chắc nguyên nhân dẫn đến nghèo, thiếu hụt các chỉ số của từng hộ để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Chỉ đạo các thôn, làng, khối phố rà soát và bình xét tăng - giảm hộ nghèo kịp thời. Quản lý tốt thông tin, cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo của địa phương.
- Sử dụng nguồn kinh phí hỗ trợ đúng chế độ, đối tượng và quyết toán đúng thời gian quy định. Thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất theo yêu cầu của cơ quan quản lý cấp trên.
- Tích cực huy động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện các mục tiêu giảm nghèo bền vững. Vận động dòng họ, cộng đồng dân cư, động viên hộ nghèo phát triển sản xuất, khuyến khích hộ nghèo tự lực vươn lên chủ động thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng thôn, làng, khối phố văn hóa, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa.
- Đối với xã Vĩnh An (Khu vực III) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đến năm 2025 quy mô hộ nghèo và hộ cận nghèo đa chiều giảm trên 50% so với đầu kỳ.
6.3. Đối với thôn, làng, khối phố, cộng đồng dân cư
- Triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách, chương trình giảm nghèo trên địa bàn. Huy động nguồn lực, hỗ trợ vốn, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật để hộ nghèo phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và thoát nghèo.
- Chủ động xây dựng mô hình, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật để hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định cuộc sống và thoát nghèo.
- Điều kiện sống, thu nhập của người nghèo, người cận nghèo trên địa bàn được cải thiện rõ rệt, tiếp cận ngày càng thuận lợi với các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, thông tin và vệ sinh môi trường.
- Quy mô hộ nghèo, hộ cận nghèo đa chiều giảm trên 50% so với đầu kỳ.
6.4. Đối với hộ gia đình
- Có ý thức, trách nhiệm tự nguyện đăng ký thoát nghèo, có nhiều sáng kiến, cách làm hay, hiệu quả trong lao động, phát triển sản xuất, làm kinh tế và thoát nghèo bền vững; sử dụng vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hội đúng mục đích, trả lãi, trả gốc đúng hạn, đạt hiệu quả sử dụng.
- Có nhiều đóng góp, hỗ trợ hiệu quả, sáng tạo giúp cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để phát triển sản xuất, làm kinh tế, thoát nghèo bền vững.
6.5. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, người làm công tác giảm nghèo
- Cán bộ, công chức, viên chức, người làm công tác giảm nghèo có sáng kiến trong việc xây dựng, tham mưu ban hành cơ chế, chính sách; hướng dẫn, tham gia tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo.
- Không ngừng học tập, tiếp thu kiến thức về giảm nghèo; quản trị, sử dụng thành thạo hệ thống phần mềm quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo được giao.
6.6. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân
- Có đóng góp thiết thực, hiệu quả trong thực hiện công tác giảm nghèo và hỗ trợ, giúp đỡ các xã hoặc thôn đặc biệt khó khăn và người nghèo.
- Tổ chức liên kết trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, phát triển đa dạng các mô hình sản xuất có sự tham gia của các hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; hỗ trợ phát triển các dự án, mô hình giảm nghèo phù hợp với người nghèo.
- Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện huyện hoặc các tổ chức tín dụng thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập40
  • Hôm nay2,632
  • Tháng hiện tại154,151
  • Tổng lượt truy cập7,072,129
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây