Tham dự có Lãnh đạo Phòng Y tế huyện, Trung tâm Y tế huyện và các phòng nghiệp vụ; Lãnh đạo UBND và Trạm Y tế các xã, thị trấn.
Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Tây Sơn, tính đến ngày 21/6/2024 toàn tỉnh ghi nhận 1.383 ca mắc sốt xuất huyết (SXH) và 106 ổ dịch. Tại huyện Tây Sơn là 217 ca (cao thứ 2 cả tỉnh) và với 12 ổ dịch, số ca mắc xuất hiện ở 15/15 xã, thị trấn; các xã có số ca mắc cao là Bình Tường 44 ca, Tây Xuân 38 ca, Bình Nghi 29 ca, Phú Phong 24 ca, Bình Hòa 22 ca, Bình Thành 14 ca, Tây Phú 11 ca, Tây An 10 ca, các xã còn lại ghi nhận từ 01 đến 06 ca mắc, không có trường hợp tử vong. Tại các ổ dịch SXH trên địa bàn huyện 6 tháng đầu năm đều ghi nhận chỉ số muỗi và bọ gậy gây bệnh ở mức cao, trung bình chỉ số mật độ muỗi DI là 0.61 con/nhà và chỉ số bọ gậy BI là 78 dụng cụ chứa nước có bọ gậy/100 nhà.
Trung tâm Y tế huyện đã chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống bệnh truyền nhiễm, phòng chống dịch SXH, xử lý ổ dịch, không để lan rộng, kéo dài; huy động các ban, ngành, đoàn thể tích cực tham gia phòng, chống SXH tại cộng đồng. Duy trì giám sát đồng bộ ca bệnh, véc tơ truyền bệnh, huyết thanh - vi rút. Chủ động giám sát các ổ dịch cũ, các điểm có yếu tố nguy cơ SXH và có kế hoạch xử lý chủ động tại các điểm nguy cơ xuất hiện dịch SXH. Tổ chức truyền thông phòng, chống SXH trên hệ thống thông tin đại chúng và lồng ghép trong sinh hoạt các ban ngành, hội, đoàn thể. Giám sát ca bệnh SXH thường xuyên tại Trung tâm Y tế huyện, cập nhật ca bệnh tại phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm theo thông tư 54 của Bộ Y tế và cộng đồng. Tổ chức điều tra, giám sát, xác minh ca bệnh, ổ dịch và triển khai xử lý theo quy định không để ổ dịch lan rộng, kéo dài. Triển khai kế hoạch truyền thông phát bài truyền thông trên đài phát thanh xã. Phối hợp với trạm Y tế giám sát ca bệnh và truyền thông rộng rãi kế hoạch xử lý dịch, huy động các hộ gia đình trong vùng dịch chủ động kiểm tra, diệt bọ gậy tại hộ gia đình và phối hợp để được phun hóa chất diệt muỗi.
Trong 6 tháng cuối năm 2024, Trung tâm Y tế huyện Tây Sơn tăng cường kiểm tra, giám sát hướng dẫn chuyên môn, đánh giá tình hình triển khai các hoạt động; kịp thời báo cáo, tham mưu đề xuất các giải pháp thực hiện đảm bảo đạt các mục tiêu đề ra. Phối hợp với Trạm Y tế xã tham mưu UBND xã, thị trấn triển khai các biện pháp phòng chống dịch SXH, huy động cộng đồng, các tổ chức, ban ngành, hội, đoàn thể tại địa phương cùng tham gia chiến dịch vệ sinh diệt bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi hiệu quả. Tăng cường giám sát phát hiện ca bệnh SXH tại các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn và tại cộng đồng, trên phần mềm báo cáo bệnh truyền nhiễm để phát hiện sớm ca bệnh. Kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch mới phát sinh, khoanh vùng xử lý triệt để ổ dịch ngay khi mới phát hiện, không để bệnh lây lan trong cộng đồng. Tăng cường lấy mẫu bệnh phẩm SXH để gửi xét nghiệm xác định và định loại vi rút gây bệnh. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao sức khỏe nhân dân, thực hiện tuyên truyền phòng bệnh SXH tại các hộ gia đình và cộng đồng bằng nhiều hình thức. Tổ chức hiệu quả các chiến dịch diệt lăng quăng bọ gậy, xử lý ổ bọ gậy tại các ổ dịch, điểm nguy cơ, khu vực có ca mắc sốt xuất huyết. Tăng cường giám sát véc tơ gây bệnh hàng tháng tại các điểm nguy cơ, ổ dịch cũ và khu vực có ca mắc. Trạm Y tế xã cần tăng cướng giám sát ca mắc tại cộng đồng bằng cách lập nhóm Zalo với Y tế thôn và các quầy thuốc tư nhân, phòng khám tư trên địa bàn. Rà soát, chuẩn bị đầy đủ số lượng hóa chất, máy phun, các trang thiết bị khác để xử lý kịp thời các tình huống dịch bệnh xảy ra. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Bùi Văn Mỹ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện đề nghị trong thời gian tới Trung tâm Y tế huyện và các xã, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, vận động về phòng chống dịch bệnh SXH; Huy động sự vào cuộc của các cấp, các ngành, hội, đoàn thể từ huyện đến cơ sở trong công tác phòng chống dịch bệnh SXH; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phòng chống dịch bệnh SXH tại các địa phương; Tổ chức tốt việc thu dung khám bệnh, phân độ, phân tuyến, điều trị bệnh nhân sốt xuất huyết; theo dõi chuyển tuyến kịp thời, an toàn, hạn chế thấp nhất tình trạng bệnh nhân chuyển nặng, tử vong. Rà soát, có kế hoạch bổ sung, đảm bảo đủ giường bệnh, nhân lực, thuốc, vật tư, hóa chất, máy móc phục vụ công tác phòng, chống dịch và thu dung điều trị bệnh nhân mắc sốt xuất huyết,...
Văn Phong
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn