Tăng cường ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện

Thứ sáu - 21/06/2024 11:09
UBND huyện đề nghị các phòng, ban, ngành huyện, UBND các xã, thị trấn tăng cường ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện tại Văn bản số 1020/UBND-VX ngày 20/6/2024.
Tăng cường ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện

1. Các phòng, ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nội dung tại Công văn số 747/UBND-VX ngày 14/5/2024 và Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 27/5/2024 của UBND huyện về việc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn huyện.
2. Phòng Y tế huyện, Trung tâm Y tế huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện, Đội Quản lý thị trường số 4, UBND các xã, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan:
- Tiếp tục tăng cường kiểm tra về đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trên địa bàn; trong đó chú trọng kiểm tra đối với bếp ăn tập thể trong trường học, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có số lượng phục vụ đông, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất... Kiên quyết xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm và thông tin kịp thời trên các phương tiện truyền thông để cảnh báo người dân cảnh giác, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm, thực phẩm không an toàn.
- Đẩy mạnh việc thông tin, tuyên truyền về nguy cơ ngộ độc thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nhất là tại các điểm, khu du lịch, bếp ăn tập thể của trường học, cụm công nghiệp, thức ăn đường phố… Đối với nội dung tuyên truyền về kiến thức đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm cần chú ý hướng dẫn biện pháp chế biến, bảo quản đảm bảo an toàn đối với các thực phẩm truyền thống hoặc theo tập quán của địa phương, nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, thói quen không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trong lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm; chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ, nhãn mác rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường; không nên tự đóng gói kín các thực phẩm trong điều kiện không đông đá tạo điều kiện cho vi khuẩn hiếm khí phát triển, ví dụ như Clostridium botulinum.
3. UBND các xã, thị trấn tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp quản lý. Tăng cường tần suất kiểm tra đối với loại hình kinh doanh dịch vụ ăn uống nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể trong nhà trẻ, điểm trẻ gia đình; nấu ăn lưu động. Chú trọng kiểm tra cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống gần trường học và Trung tâm Y tế huyện. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, tạo thói quen tốt cho người dân trong tiêu dùng, chế biến thực phẩm.
4. Trung tâm Y tế huyện tổ chức triển khai các đợt giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm trong cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn huyện; chủ động phân tích đánh giá nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm, từ đó đưa ra cảnh báo nguy cơ đối với các sản phẩm không an toàn trên địa bàn huyện. 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập15
  • Hôm nay167
  • Tháng hiện tại141,826
  • Tổng lượt truy cập7,059,804
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây