Tiếp tục “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập đảm bảo thiết thực và hiệu quả” cho năm học 2022 - 2023

Thứ bảy - 19/11/2022 07:45
Năm học 2021 - 2022, mặc dù ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự hỗ trợ, hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, cùng với sự nỗ lực không ngừng của ngành Giáo dục huyện nhà nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Tiếp tục “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập đảm bảo thiết thực và hiệu quả” cho năm học 2022 - 2023

Chất lượng giáo dục đào tạo được nâng lên, công tác phổ cập giáo dục tiếp tục được duy trì và nâng dần các tiêu chí đạt chuẩn, phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi được đẩy mạnh; chất lượng giáo dục mũi nhọn tiếp tục được duy trì; công tác giáo dục cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã được quan tâm chăm lo; công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia được chú trọng; cảnh quan môi trường nhà trường ngày càng khang trang, xanh - sạch - đẹp và thân thiện; công tác kiểm định chất lượng giáo dục đạt kết quả khả quan; công tác quản lý giáo dục tiếp tục đổi mới; đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng nâng cao chất lượng; kỷ cương, nề nếp trong ngành được duy trì; mạng lưới trường lớp học tiếp tục phát triển; cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy ngày càng được tăng cường; công tác quản lý tài chính giáo dục tiếp tục được đổi mới; các phong trào thi đua, các cuộc vận động được ngành giáo dục phát động và thực hiện có hiệu quả.
Ở bật mầm non, hiện toàn huyện có 18 trường, trong đó có 17 trường công lập, 01 trường tư thục, với 4.084 trẻ. Trong năm học qua, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục mầm non (sửa đổi, bổ sung), xây dựng kế hoạch thực hiện đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với tình hình thực tế địa phương; đặc biệt quan tâm phát triển về số lượng và chất lượng trẻ theo học bậc mầm non ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; huy động được 100% số trẻ 5 tuổi ra lớp mẫu. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn huyện quan tâm quy hoạch sân vườn, khu vui chơi, góc hoạt động cho trẻ nhằm xây dựng khuôn viên xanh, cảnh quan môi trường sạch đẹp, tạo điều kiện để trẻ tiếp cận, khám phá thế giới xung quanh, tổ chức các hoạt động triển lãm đồ dùng, đồ chơi giúp trẻ phát triển một số kỹ năng vận động và phát triển thể chất góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trẻ và thực hiện hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Chú trọng công tác tự kiểm tra, đánh giá các tiêu chuẩn về an toàn trong cơ sở giao dục mầm non nhằm phát hiện và có biện pháp khắc phục kịp thời các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ.

2


Còn bật tiểu học, toàn huyện có 19 trường, với 9.808 học sinh. Đảm bảo 100% các trường chủ động xây dựng đầy đủ các kế hoạch giáo dục trong nhà trường; kế hoạch dạy học các môn học và hoạt động giáo dục linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và học sinh, đảm bảo thực hiện có hiệu quả Chương trình GDPT 2018 đối với lớp 1, lớp 2; thực hiện nghiêm túc việc điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lý theo Công văn số 3969/BGDĐT-GDTH ngày 10/9/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công văn số 1869/SGDĐT-GDMN-TH ngày 14/9/2021 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hưởng dẫn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch Covid-19 cho từng khối lớp. Đảm bảo 100% học sinh có đủ sách giáo khoa trước khi bắt đầu năm học mới. Tăng cường sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, ứng dụng hợp lý công nghệ thông tin phù hợp với nội dung học và đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, các trường tiểu học thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học một cách hợp lý, xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục đối với lớp 3, lớp 4 và lớp 5, thực hiện Chương trình GDPT cấp tiểu học ban hành theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương trình GDPT 2006) và theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh thông qua việc tăng cường các hoạt động thực hành, hoạt động trải nghiệm, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng học tập của học sinh. Ngoài ra, công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh được thực hiện thường xuyên thông qua việc giảng dạy môn đạo đức trong nhà trường; chú trọng công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật, học sinh có hoàn cảnh khó khăn để từng bước rèn luyện các kỹ năng xã hội, kỹ năng sống và kỹ năng hòa nhập. Đẩy mạnh việc tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, giúp các em có đủ kỹ năng cơ bản trong việc sử dụng Tiếng Việt để hoàn thành chương trình giáo dục và tạo nên tảng vững chắc cho các em học tập, tiếp thu kiến thức ở các cấp học tiếp theo Chương trình GDPT 2018 từ năm học 2022 - 2023.

3


Tương tự ở bật trung học cơ sở có 15 trường, với 6.753 học sinh, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn các trường thực hiện Chương trình GDPT hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; khuyến khích các trường chủ động xây dựng phương án dạy học trực tuyến, ưu tiên dạy học trực tuyến đối với các nội dung mang tính bổ trợ kiến thức, kết hợp ôn tập, củng cố những nội dung lý thuyết đã được học, hướng dẫn học sinh khai thác sử dụng hiệu quả sách giáo khoa; sẵn sàng phương án để tận dụng tối đa khoảng thời gian học sinh có thể đến trường để dạy học trực tiếp. Thực hiện hiệu quả, chất lượng các hình thức, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trực tiếp và trực tuyến, bảo đảm hoàn thành chương trình năm học phù hợp với diễn biến tình hình dịch Covid-19. Chỉ đạo các trường thực hiện thường xuyên và hiệu quả việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và rèn luyện phương pháp tự học của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức học tập, có chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học; tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo; đổi mới sinh hoạt chuyên môn. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý, giáo viên THCS được tham gia đầy đủ các chương trình tập huấn của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT về đổi mới phương pháp dạy học. Cán bộ quản lý, giáo viên có nhận thức đúng về vị trí, vai trò, ý nghĩa của giáo dục STEM và đã tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường. có 100% các trường THCS thực hiện dạy học lớp 6 theo chương trình GDPT 2018 theo hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; giáo viên chú trọng phát huy tính tích cực, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu; dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh trình bày, thảo luận, luyện tập, thực hành,... giáo viên tổng hợp, nhận xét. Đã tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 9 cấp huyện, thành lập đội tuyển bồi dưỡng tham gia dự thi học sinh giỏi lớp 9 cấp tỉnh gồm 71 học sinh, kết quả có 20 em đạt giải, trong đó: 04 giải nhì, 02 giải ba, 14 giải khuyến khích. Năm học 2021 - 2022, toàn huyện có 1.771/1.771 học sinh lớp 9 được công nhận tốt nghiệp THCS, đạt tỷ lệ 100%.
Năm học 2022 - 2023, toàn ngành giáo dục và đào tạo huyện Tây Sơn tích cực, chủ động phối hợp với các xã, thị trấn, các hội, đoàn thể và các ban, ngành liên quan triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu năm học. Tiếp tục tổ chức dạy và học an toàn, chất lượng, thích ứng, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN, tiếp tục triển khai thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025”; cùng cố, duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phát triển giáo dục mầm non cho trẻ dưới 5 tuổi; quan tâm hỗ trợ GDMN vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Triển khai chương trình GDPT 2018 đối với lớp 3, lớp 7; nâng cao chất lượng lựa chọn sách giáo khoa đối với lớp 4, lớp 8; tăng cường các điều kiện đàm bảo triển khai Chương trình GDPT 2018 (chuẩn bị đội ngũ nhà giáo, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học,...). Triển khai Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”, xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngành về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học; tăng cường các điều kiện đảm bảo và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học. Đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục, ưu tiên bảo công bằng trong tiếp cận giáo dục và đáp ứng nhu cầu học tập của con em dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các đối tượng chính sách khác. Triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 2030. Thực hiện lồng ghép với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tổ chức triển khai thực hiện Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống và khơi dậy khát vọng cổng hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng giai đoạn 2021 - 2030” và Chương trình “Giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng trên không gian mạng giai đoạn 2022 - 2030”; Chi thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường. Triển khai hiệu quả Quyết định số 85/QĐ-TTg ngày 17/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình y tế trường học trong cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021 - 2025; rà soát, sắp xếp, bố nguồn lực cho công tác y tế trường học, củng cố và kiện toàn mạng lưới y tế sung trường học bảo đảm mỗi cơ sở giáo dục có đầu mối y tế trường học để triển khai y thực hiện nhiệm vụ thường trực phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục. Thực hiện nghiêm túc việc đánh giá cán bộ, công chức, viên chức theo chuẩn chức danh, nghề nghiệp, tạo điều kiện cho giáo viên, chủ yếu là giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở được học tập để đạt chuẩn về trình độ đào tạo; đồng thời tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về giáo dục nhằm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, ngăn ngừa và xử lý nghiêm các hành vi sai phạm trong giáo dục và đào tạo. Thực hiện đánh giá chất lượng giáo dục đảm bảo đúng thực chất. Quản lý tình trạng dạy thêm và học thêm theo quy định. 10. Đổi mới công tác truyền thông, xử lý hiệu quả các vấn đề truyền thông. Thực hiện phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập” bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
Tín Trọng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập24
  • Hôm nay2,128
  • Tháng hiện tại117,351
  • Tổng lượt truy cập5,813,839
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây