Niềm vui từ kênh tưới Thượng Sơn

Thứ hai - 05/07/2021 18:27
“Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Yếu tố quyết định, quan trọng bậc nhất để hình thành nền sản xuất nông nghiệp phải kể đến nguồn nước. Từ cuối năm 2020, khi kênh tưới Thượng Sơn hoàn thành giai đoạn 1, đưa vào sử dụng, nhiều vùng đất khô cằn, hoang hóa ở huyện Tây Sơn như được thổi vào sức sống mới. Niềm vui của người nông dân hưởng lợi từ kênh tưới đã lộ rõ từ vụ Đông Xuân 2020 - 2021, giờ càng rõ ràng hơn trong vụ Hè Thu.
Hệ thống kênh tưới Thượng Sơn
Hệ thống kênh tưới Thượng Sơn

Hệ thống kênh tưới Thượng Sơn có tổng mức đầu tư 432 tỷ đồng (vốn vay Cơ quan Phát triển Pháp và vốn đối ứng của tỉnh), triển khai thực hiện từ tháng 4/2018, bắt đầu vận hành vào cuối năm 2020. Quy mô công trình gồm đập dâng đầu mối và 63 km kênh, lấy nước từ kênh xả của thủy điện An Khê để tưới cho 3.632 ha đất sản xuất nông nghiệp của 7 xã, thị trấn phía Nam sông Kôn thuộc huyện Tây Sơn (Tây Xuân, Tây Phú, Tây Giang, Bình Tường, Tây Thuận, Bình Nghi, Vĩnh An và thị trấn Phú Phong). Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 của dự án (17 km kênh chính, 22 km kênh nhánh, đảm bảo cấp đủ nước tưới cho 1.768 ha đất canh tác), Xí nghiệp Thủy lợi V (thuộc Công ty TNHH Khai thác công trình Thủy lợi Bình Định - đơn vị được giao quản lý, khai thác kênh tưới Thượng Sơn) đã ký hợp đồng cung cấp nước tưới cho 505 ha canh tác tại các xã Tây Thuận, Tây Giang, Bình Tường và Tây Phú.
Trước đây, khoảng 20 ha đất thiếu nước ở cánh đồng Dinh thuộc thôn Thượng Sơn, xã Tây Thuận trước đây chỉ tận dụng để trồng mì, mía. Những loại cây dài ngày phụ thuộc vào nước trời. Nếu được mùa, lợi nhuận chừng 1 triệu đồng/1 sào/năm. Nhưng từ vụ Đông Xuân 2020 - 2021 đã khác nhiều. Toàn bộ diện tích đã phủ màu xanh của các loại cây trồng cạn ngắn ngày như ớt, đậu phụng, đậu xanh, đậu đen, bắp, cỏ,…
Không chỉ có người dân vui mừng mà những người làm công tác quản lý của HTX Thượng Giang phấn khởi không kém. Vì bao nhiêu dự án sản xuất nông nghiệp mang tính quy mô liên kết vùng, diện tích lớn được HTX ấp ủ triển khai cho xã viên giờ đã là hiện thực. Ông Trần Đình Thọ - Giám đốc HTX NN và DV Thượng Giang: Những năm trước đây trên cơ sở nguồn nước HTX quản lý từ các hồ chứa chỉ phụ vụ sản xuất 130 ha lúa. Còn lại phân nữa diện tích không có nước thì gửi cho “trời” được chăng hay chớ hoặc bỏ hoang. Sau khi kênh Thượng Sơn đi vào vận hành, trong vụ Hè Thu 2021, HTX hợp đồng với Xí nghiệp thủy lợi V (thuộc Công ty TNHH Khai thác công trình Thủylợi Bình Định đơn vị được giao quản lý, khai thác kênh tưới Thượng Sơn) cung cấp tưới cho 115 ha đất lúa và đất màu thuộc HTX. Diện tích sản xuất tăng gấp đôi. Trong đó 5 ha lúa và 110 ha màu. Chúng tôi đã khảo nghiệm nhiều loại cây trồng trên đất này. Cây gì cũng phù hợp. Giờ chỉ phụ thuộc vào bà con lựa chọn cây trồng. Còn HTX sẽ có điều kiện để triển khai nhiều mô hình liên kết để sản xuất các loại cây trồng cạn hiệu quả như mô hình hành tím, mô hình đậu nành đen, mô hình ngô ngọt,… Đặc biệt là mở rộng vùng sản xuất trồng đậu phụng để chế biến dầu đậu phụng đăng ký làm sản phẩm OCOP của HTX.
Trân quý những giá trị to lớn từ hệ thống thủy lợi mang lại. Người dân cần phải giữ gìn và bảo vệ thật tốt để các công trình phát huy tối đa hiệu quả, phục vụ bền vững và lâu dài. Có những nông dân còn vì lợi ích cá nhân mà gây ra nhiều tổn hại cho công trình, cộng đồng, làm lãng phí, thất thoát nguồn nước như việc tự ý bắt ống, đục kênh, lén lúc quay các máy đóng mở cửa tràng liên tục làm hư hỏng nhiều hệ thống tưới tiêu. Chính quyền địa phương cần nâng cao nhận thức cho người dân. Cộng đồng nên giám sát, lên án các trường hợp phá hoại công trình và chính quyền cần có biện pháp xử lý mạnh để răng đe./.
Nguyệt Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập35
  • Hôm nay1,632
  • Tháng hiện tại105,369
  • Tổng lượt truy cập6,689,784
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây