Nhờ thu nhập khá, phù hợp với đặc thù công việc, tập quán lao động của người dân địa phương, mô hình đã thu hút khá đông chị em tham gia. Từ năm 2020 đến nay, toàn huyện Tây Sơn có 8/15 xã thị trấn có mô hình đan dây nhựa do Hội Liên hiệp Phụ nữ thành lập và nhân rộng với 11 mô hình, gần 200 hội viên phụ nữ tham gia.
Mô hình đan dây nhựa tại thôn Trung Sơn được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tây Thuận thành lập từ đầu năm 2021, triển khai bước đầu đã phát huy hiệu quả tích cực với 25 thành viên tham gia, nhờ nguồn vốn vay 300 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tây Sơn nên mô hình hoạt động có hiệu quả quy mô lớn. Mỗi tháng chị em sản xuất trên 2.500 sản phẩm các loại. Những nhân công thường xuyên có thu nhập bình quân khoảng 4 triệu đồng/tháng; nhiều người trẻ làm giỏi có thể kiếm 5 - 6 triệu đồng/tháng. Chia sẻ về mô hình này, bà Trần Thị Thu Hà, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tây Thuận cho biết: Tây Thuận là xã thuần nông, nghề chính của chị em là làm nông nghiệp, hết vụ, thời gian nhàn rỗi nhiều nên để góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho các chị vào lúc nông nhàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã xây dựng phát triển mô hình đan dây nhựa tại chi hội phụ nữ thôn Trung Sơn. Tuy là việc làm lúc nhàn rỗi nhưng với khoản thu nhập từ 4 triệu đến 5 triệu đồng/người đã trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều gia đình.
Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Bình Nghi là một trong những đơn vị tiên phong tổ chức cho chị em phụ nữ học lớp nghề đan dây nhựa từ năm 2020. Nhờ hiệu quả, đến nay mô hình đã được nhân rộng ở 3/5 chi hội phụ nữ của xã. Không chỉ vậy, nhiều hội phụ nữ các xã khác đã học tập
Các mô hình được Hội Liên hiệp Phụ nữ thành lập không chỉ hỗ trợ đào tạo, dạy nghề cho chị em, hội viên phụ nữ mà còn hỗ trợ vốn vay để mua thiết bị, máy móc, mở rộng cơ sở hoạt động. Bên cạnh đó, còn tạo điều kiện kết nối với các doanh nghiệp để nhận hàng tận gốc, giữ đầu ra ổn định cho sản phẩm. Là một trong những hộ gia đình khó khăn không có việc làm ổn định. Chị Trần Thị Mộng Thơm ở thôn Bỉnh Đức xã Tây Vinh sau khi tham gia mô hình đan dây nhựa tại chi hội thôn Bỉnh Đức, từ một thành viên nhận hàng về đan ăn tiền theo sản phẩm, chị Thơm đã phát triển thành đầu mối cung cấp hàng cho các thành viên tham gia trong mô hình. Chị được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tây Vinh tín chấp Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cho vay 70 triệu đồng để mở rộng cơ sở phát triển nghề đan dây nhựa. Nhờ đó mà gia đình chị có thu nhập khá, kinh tế ngày càng đi lên. Chị Trần Thị Mộng Thơm cho biết thêm. Ngoài ra, mô hình đan dây nhựa tại xã Bình Tân cũng hoạt động rất hiệu quả, ban đầu mô hình hoạt động gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên được vay vốn 50 triệu đồng từ nguồn vốn Ngân hàng Chính Sách xã hội nên mô hình ngày càng nhân rộng, tạo việc làm ổn định cho nhiều nhân công công trên địa bàn.
Bà Trần Thị Hoàng Vương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện cho biết: Có thể thấy trong điều kiện khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Các mô hình đan dây nhựa tiếp tục được duy trì có hiệu quả và phát triển ổn định. Một số đơn vị đã chủ động để nhập hàng trước khi thực hiện các chỉ thị giãn cách của UBND tỉnh để phòng chống dịch COVID-19. Thay vì làm việc tập trung, các chị em chia nhau mang sản phẩm về nhà gia công. Qua đó giải quyết tốt công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho nhiều người dân trên địa bàn huyện Tây Sơn. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện sẽ có nhiều chương trình hỗ trợ thúc đẩy để mô hình tiếp tục được nhân rộng và phát triển hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới.
Nguyệt Ánh
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn