Mô hình nông nghiệp sản xuất theo hướng hữu cơ.

Thứ bảy - 19/03/2022 09:58
Xuất phát từ hộ gia đình cận nghèo, cuộc sống túng thiếu, gặp nhiều khó khăn, để thực hiện ước mơ phát triển mô hình nông nghiệp hữu cơ. Năm 2019, chàng thanh niên trẻ Nguyễn Ngọc Tráng (sinh năm 1992) ở thôn Thủ thiện Hạ, xã Bình Nghi đã mạnh dan vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội huyện 80 triệu đồng để đầu tư nuôi bò vỗ béo và nuôi heo rừng, tạo bước đệm cho mục tiêu lâu dài.
Anh Nguyễn Ngọc Tráng kiểm tra, chăm sóc măng tây
Anh Nguyễn Ngọc Tráng kiểm tra, chăm sóc măng tây

Từ số vốn trên, anh Tráng đã mua 3 con bò vỗ béo và 2 heo rừng nái sinh sản để gầy đàn. Nuôi bò là nghề truyền thống của gia đình, tôi chỉ cần học hỏi, nghiên cứu thêm cách thức vỗ béo và chọn giống bò để nuôi sao cho đạt hiệu quả cao. Về heo rừng thì tôi nhận thấy gia đình có quỹ đất, có không gian rộng để trồng cỏ, trồng chuối làm thức ăn cho bò và heo. Đặc biệt có không gian cho heo vận động thì chất lượng thịt sẽ ngon. Heo rừng dễ nuôi, giá cả lại ổn định, không bấp bênh như heo thường.
Nhờ chịu khó tham khảo thực tế, nghiên cứu tài liệu, tìm kiếm nguồn giống đảm bảo chất lượng mà sau 1 năm thu hoạch từ chăn nuôi, Tráng có vốn tiếp tục tái đàn và nhân số lượng heo, bò. Hiện nay, trung bình một năm xuất chuồng 12 con bò vỗ béo, 15 con heo rừng và luôn duy trì 5 heo rừng nái cho sinh sản mỗi năm 2 lứa. 
Không dừng lại ở đó, sau một thời gian tìm hiểu thực tế mô hình trồng măng tây ở nhiều tỉnh, thành trong nước. Đầu năm 2021, anh Nguyễn Ngọc Tráng đầu tư 40 triệu đồng lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm, mua giống trồng thử nghiệm 2 sào, với 1.000 gốc măng tây. Sau 6 tháng xuống giống, vườn măng tây đã cho thu hoạch. Hiện nay 2 sào măng cho thu hoạch gần 400.000 đồng/ngày. Nếu được chăm sóc tốt, theo thời gian măng sẽ càng lớn có giá trị cao và năng suất tốt hơn. Với những tín hiệu rất khả quan từ phát triển măng tây, anh Tráng đang làm đất tiếp tục xuống giống để mở rộng diện  tích măng tây lên khoảng 5 sào, với khoảng 2.500 gốc măng. Với diện tích lớn, số lượng măng sẽ đủ để hợp đồng cung cấp cho các cửa hàng, siêu thị chuyên phục vụ sản phẩm nông nghiệp sạch.
Ước mơ của tôi ấp ủ là thực hiện mô hình nông nghiệp hữu cơ khép kín, sử dụng tổng hợp các nguồn lực tự nhiên, cây - con hỗ trợ lẫn nhau để tạo ra những sản phẩm chất lượng, an toàn nhất cho người tiêu dùng. Do đó nuôi bò và heo rừng để lấy phân hữu cơ, phân được xử lý chế phẩm sinh học Trichoderma trước khi bón cho đất. Đặc biệt là tuyệt đối không sử dụng các yếu tố chất hóa học như phân thuốc hóa học, chất kích thích sinh trưởng. Chỉ sử dụng các sản phẩm sinh học an toàn về mọi mặt. Không dùng thuốc diệt cỏ mà phải nhổ cỏ thủ công. Vì theo tôi sử dụng phương thức canh tác hữu cơ sẽ tạo điều kiện cho cây trồng phát triển một cách tự nhiên. Khả năng hấp thụ dinh dưỡng, chống lại sâu bệnh, chống lại điều kiện thời tiết bất lợi tăng cao, tạo độ bền cho cây phát triển lâu dài. Hơn nữa, đây là loại thực phẩm ưa chuộng dùng cho mẹ bầu và trẻ nhỏ nên tôi chọn phương pháp canh tác an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng,  tránh được tình trạng thực phẩm nhiễm phân thuốc có hại cho sức khỏe. Cái khó hiện nay là làm thế nào để sản phẩm của mình có thương hiệu là sản phẩm hữu cơ trên thị trường vì sản xuất hữu cơ cơ chịu nhiều tốn kém mà bán theo giá canh tác bình thường tức dùng phân thuốc vô cơ thì năng suất lao động thấp.
Bằng sự cần cù, chăm chỉ và niềm đam mê, mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ của anh Nguyễn Ngọc Tráng có nhiều triển vọng, sản phẩm thịt heo rừng và măng tây của gia đình anh được nhiều người tin dùng, tìm mua. Mỗi năm lợi nhuận thu được từ 3 nguồn chính măng tây, bò và heo rừng gần 150 triệu đồng. Ngoài ra, anh còn nuôi gà Đông Tảo, gà H’Mông, trồng chuối, đu đủ, cỏ các loại hỗ trợ tăng thu nhập. Sau 2 năm vay vốn phát triển kinh tế, cuộc sống gia đình ngày càng khá lên. Chuồng trại được mở rộng, nâng cấp, mua thêm 3 sào đất để mở rộng quỹ đất,… thoát khỏi danh sách hộ cận nghèo, kinh tế ngày càng khởi sắc. Bên cạnh đó anh Tráng cũng chia sẻ kinh nghiệm cho bà con và thanh niên trên địa bàn xã học hỏi cùng phát triển thêm nhiều mô hình sản phẩm măng tây nhằm tạo thành vùng sản xuất tập trung, để dàng kết nối thị trường và tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân địa phương.
Nguyệt Ánh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

LỜI CHÀO MỪNG
Lời chào mừng
Liên kết Web
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập88
  • Hôm nay2,877
  • Tháng hiện tại154,396
  • Tổng lượt truy cập7,072,374
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây